Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật Hóa học: Nghiên cứu chế tạo màng phủ hỗn hợp oxit thiếc và antimon trên nền thép hợp kim cao và khả năng ứng dụng

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.02 MB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án đã khảo sát ảnh hưởng của các thông số như nhiệt độ nhúng phủ, thời gian nhúng phủ, thời gian ủ nhiệt, nhiệt độ ủ nhiệt, chế độ tạo màng... đến hình thái, cấu trúc, khả năng liên kết giữa màng với nền, độ dẫn của màng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật Hóa học: Nghiên cứu chế tạo màng phủ hỗn hợp oxit thiếc và antimon trên nền thép hợp kim cao và khả năng ứng dụng1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------- HUỲNH THU SƯƠNG NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MÀNG PHỦ HỖN HỢP OXITTHIẾC VÀ ANTIMON TRÊN NỀN THÉP HỢP KIM CAO VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG Chuyên ngành: Kỹ thuật Hóa học Mã số: 62520301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HOÁ HỌC Hà Nội - 2018 2 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách khoa Hà NộiNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. La Thế Vinh 2. GS. TSKH. La Văn BìnhPhản biện 1: PGS. Phạm Đức RoãnPhản biện 2: PGS. Bùi Duy CamPhản biện 3: PGS. Đỗ Ngọc LiênLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án Tiến sĩcấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.Vào hồi:...... giờ...... ngày.......tháng ......năm.....Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội. 2. Thư Viện Quốc gia Việt Nam 3DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN1. Huỳnh Thu Sương, La Văn Bình, La Thế Vinh, Trần Thị Hiền (2016). Ảnh hưởng của quá trình tạo màng đến một số tính chất của thép hợp kim cao. Tạp chí Hóa học, số 54 (5e1,2), pp 318- 322.2. Huỳnh Thu Sương, La Văn Bình, La Thế Vinh, Trần Thị Hiền (2017). Ảnh hưởng của chế độ tạo màng đến cấu trúc và tính chất của thép hợp kim cao phủ hỗn hợp oxit SnO2-Sb2O3. Tạp chí Hóa học, số 55(2e), pp 55-59.3. Huỳnh Thu Sương, La Văn Bình, La Thế Vinh, Trần Thị Hiền (2017). Ảnh hưởng của nhiệt độ ủ nhiệt đến cấu trúc và tính chất của lớp màng phủ hỗn hợp oxit trên nền thép hợp kim cao. Tạp chí Hóa học, số 55 (3e12), pp 184-188.4. Huỳnh Thu Sương, La Văn Bình, La Thế Vinh, Trần Thị Hiền (2017). Ảnh hưởng của quá trình xử lý nhiệt đến cấu trúc và tính chất của lớp màng phủ hỗn hợp oxit trên nền thép hợp kim cao phủ hỗn hợp oxit SnO2-Sb2O3. Tạp chí Hóa học, số 55(2e), pp 273-277.5. Huynh Thu Suong, Dang Trung Dung, Bui Thi Thanh Huyen, La The Vinh (2017). Study on highly alloyed steel anode coated by mixed metal oxides SnO2-Sb2O3 thin film and application in wastewater treatment. Vietnam Journal of Science and Technology, Vol. 55, No. 5B, pp 132-139. 4 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong những năm gần đây ngành công nghệ dệt may đang có những bước tiếnphát triển mạnh mẽ và là một trong số ít ngành có thể khả năng cạnh tranh với cácquốc gia khác. Tuy nhiên theo thống kê hiện chỉ có các nhà máy dệt nhuộm lớn làcó hệ thống xử lý nước thải. Rất nhiều các làng nghề, cơ sở sản xuất nhỏ vẫn chưacó hệ thống thu gom, xử lý nước thải gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sảnxuất, làm ảnh hưởng lớn đến nguồn nước mặt, môi trường và đời sống người dân. Nước thải phát sinh từ quá trình dệt nhuộm thường chứa hàm lượng cao cácchất hữu cơ, thuốc nhuộm, các chất hoạt tính bề mặt cũng như các phụ gia. Cácchất này khi thải ra mồi trường làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước, ảnhhưởng đến quá trình hô hấp của các loài động vật thủy sinh; gây mùi hôi thối, làmmất mỹ quan môi trường. Đặc biệt trong thành phần thuốc nhuộm có những chấtkhi ở trong môi trường kỵ khí sẽ bị khử tạo thành những vòng amin thơm, đây lànhững loại chất độc gây ra ung thư và biến dị cho người và động vật. Đối với nước thải dêt nhuộm, sử dụng các phương pháp truyền thống để xử lýnhư phương pháp sinh học, hóa học, hấp phụ hayphương pháp kết hợp giữa chúngđều không có hiệu quả do khó có thể phân hủy triệt để các chất hữu cơ có phân tửlượng lớn với cấu trúc nhiều vòng thơm hay chuyển từ trạng thái ô nhiễm này sangtrạng thái ô nhiễm khác… Ứng dụng công nghệ điện hóa để xử lý nước thải dệt nhuộm đang được nhiềunhà khoa học quan tâm nghiên cứu do có nhiều ưu điểm như: xử lý hiệu quả đốivới chất màu hữu cơ, phạm vi áp dụng rộng, thiết bị đơn giản và gọn nhẹ, điềukhiển bằng dòng điện nên dễ tự động hóa; ít sản phẩm phụ, ít bã thải sau quá trìnhxử lý; nước thải sau xử lý có thể tái sử dụng trong quá trình sản xuất Các vật liệu thường dùng để chế tạo điện cực anot là sắt, thép, chì, titan,graphit... Mỗi loại vật liệu đều có những hạn chế nhất định. Sắt, thép, nhôm có độhòa tan lớn; chì và hợp kim của chì thì độc hại trong quá trình chế tạo và sử dụng,titan có giá thành cao…. Vì vậy trong lĩnh vực nghiên cứu phương pháp điện hóaxử lý nước thải công nghiệp người ta thường sử dụng các anot trơ dựa trên cơ sởhỗn hợp các oxit kim loại chuyển tiếp, vật liệu này vừa có khả năng dẫn điện vừacó độ bền hóa học và điện hóa cao, ít độc với môi trường. Điện cực thép hợp kim cao là vật liệu có độ bền cơ, bền hóa cao, khả năng dẫnđiện tốt. Nếu được phủ màng hỗn hợp oxit SnO2-Sb2O3, vật liệu này có thể trởthành điện cực anot trơ ứng dụng trong xử lý nước thải công nghiệp với giá thànhthấp hơn màng hỗn hợp SnO2-Sb2O3 phủ trên nền titan. Ngoài ra, có rất ít côngtrình nghiên cứu ứng dụng vật liệu thép hợp kim cao (đặc biệt là thép hợp kim caophủ màng hỗn hợp SnO2-Sb2O3) làm điện cực anot trong xử lý nước thải. Vì vậychúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu chế tạo màng phủ hỗn hợp oxit thiếcvà antimon trên nền thép hợp kim cao và khả năng ứng dụng”. 12. Nội dung nghiên cứu của luận án- Nghiên cứu quá trình tạo màng đơn và đa oxit trên nền thép hợp kim cao nhằm chếtạo điện cực anot trơ và khảo sát cac yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc và tính chất củamàng.- Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của anot thép hợp kim cao có phủhỗn hợp oxit kim loại- Khảo sát khả năng ứng dụng của vật liệu điện cực trong xử lý chất màu, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: