Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật môi trường: Đánh giá hàm lượng thuốc trừ sâu clo hữu cơ trong nước, trầm tích, thủy sinh vật tại cửa sông Sài Gòn – Đồng Nai và thử nghiệm độc tính của DDTs lên phôi, ấu trùng hàu Thái Bình Dương, cá medaka

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,015.04 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của luận án là xác định dư lượng thuốc trừ sâu OCPs trong nước, trầm tích, thủy sinh vật tại cửa sông Sài Gòn – Đồng Nai và đánh giá độc tính của thuốc trừ sâu DDTs lên phôi, ấu trùng hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas), cá medaka (Oryzias latipes). Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật môi trường: Đánh giá hàm lượng thuốc trừ sâu clo hữu cơ trong nước, trầm tích, thủy sinh vật tại cửa sông Sài Gòn – Đồng Nai và thử nghiệm độc tính của DDTs lên phôi, ấu trùng hàu Thái Bình Dương, cá medakaBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Nguyễn Xuân Tòng ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG THUỐC TRỪ SÂU CLO HỮU CƠ TRONG NƯỚC,TRẦM TÍCH, THỦY SINH VẬT TẠI CỬA SÔNG SÀI GÒN – ĐỒNG NAI VÀ THỬ NGHIỆM ĐỘC TÍNH CỦA DDTs LÊN PHÔI, ẤU TRÙNG HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG, CÁ MEDAKA Chuyên ngành: Kỹ thuật Môi trường Mã số: 9 52 03 20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Hà Nội – Năm 2021Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Côngnghệ Việt Nam.Người hướng dẫn khoa học 1: TS. Mai HươngNgười hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS. Dương Thị ThủyPhản biện 1: …Phản biện 2: …Phản biện 3: ….Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện, họp tại Học viện Khoahọc và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi … giờ ..’, ngày … tháng… năm 202Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ- Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận ánHóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) nhóm clo hữu cơ (OCPs) đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới trongnhiều thế kỷ qua để kiểm soát sâu bọ, nấm và các loài côn trùng khác nhau nhằm tăng năng suất sản xuất vàbảo vệ sức khỏe cộng đồng, phòng chống muỗi gây bệnh sốt rét. Tuy nhiên, OCPs bị nghiêm cấm hoặc hạnchế sử dụng trên toàn cầu vào một vài thập kỷ trước vì chúng gây độc cho các sinh vật sống.Gần đây, các khu vực đô thị và công nghiệp phát triển nhanh chóng có thể là các nguồn ô nhiễm OCPs tiềmẩn kết hợp với việc sử dụng OCPs trái phép ở phía thượng nguồn làm cho nồng độ OCPs tăng lên trong nướcmặt và trầm tích phía hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai. Do đó, nghiên cứu về OCPs trong nướcmặt, trầm tích và các loài sinh vật vùng cửa sông là rất quan trọng. Vì vậy nghiên cứu của chúng tôi đã đượctiến hành từ năm 2017 – 2018 ở vùng cửa sông Sài Gòn – Đồng Nai. Do đó, tôi quyết định chọn đề tài“Đánh giá hàm lượng thuốc trừ sâu clo hữu cơ trong nước, trầm tích, thủy sinh vật tại cửa sông Sài Gòn –Đồng Nai và thử nghiệm độc tính của DDTs lên phôi, ấu trùng hàu Thái Bình Dương, cá medaka”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận ánMục tiêu của luận án là xác định dư lượng thuốc trừ sâu OCPs trong nước, trầm tích, thủy sinh vật tại cửasông Sài Gòn – Đồng Nai và đánh giá độc tính của thuốc trừ sâu DDTs lên phôi, ấu trùng hàu Thái BìnhDương (Crassostrea gigas), cá medaka (Oryzias latipes). 3. Các nội dung nghiên cứu chính của luận ánKhảo sát hiện trạng ô nhiễm thuốc trừ sâu OCPs trong nước, trầm tích ở cửa sông Sài Gòn – Đồng Nai theomùa và theo nhóm.Khảo sát hiện trạng ô nhiễm thuốc trừ sâu OCPs trong cá, nhuyễn thể hai mảnh vỏ và xác định nguồn gốc ônhiễm ở cửa sông Sài Gòn – Đồng Nai.Đánh giá độc tính của thuốc trừ sâu DDTs đến sinh trưởng của hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) vàcá medaka (Oryzias latipes) thông qua việc xác định LC50/EC50 và quan sát ảnh hưởng đến hình thái phôi, ấutrùng. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN1.1. Tổng quan về hóa chất BVTV1.2. Tình hình nghiên cứu và hiện trạng tồn dư hóa chất BVTV trong môi trường sinh thái thủy sinh1.3. Tổng quan về hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas), cá medaka (Oryzias latipes) và ứng dụngtrong đánh giá độc học sinh thái1.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị thí nghiệm2.2. Địa điểm lấy mẫu2.3. Các phương pháp lấy mẫu2.4. Phương pháp phân tích mẫu2.4.1. Phân tích các thông số hóa lýBảng 2. 1. Kỹ thuật phân tích các thông số hóa lý mẫu nước mặt và trầm tíchNền mẫu Thông số hóa lý Kỹ thuật phân tích pH, độ dẫn điện (EC), tổng chất Hydrolab Model (Multi SetNước mặt rắn hòa tan (TDS), nhiệt độ 430iWTW) Độ đục Đĩa Secchi (đường kính 30 cm) 2 Lắc 10 g trầm tích khô trong 25 mL nước 10 phút. Lắng 10 phút, pH đo bằng máy đo pH điện tử (HI 8424, HANNA Instruments, Sarmeola di Rubano PD, Ý)Trầm tích Máy phân tích tổng cacbon (Multi Tổng cacbon hữu cơ (TOC) C/N 3000, Analytik Jena AG, Jena, Đức) Máy phân tích kích thước hạt laser Kích thước hạt Microtrac S3500 (Microtrac Inc., Montgomeryville, PA, Hoa Kỳ)2.4.2. Xác định OCPs trong mẫu nước50 mL n–hexan được đưa vào phễu tách 2 lít chứa 1 lít nước cất và được lắc thủ công trong 5 phút ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: