Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu các thông số chủ yếu của bê tông đầm lăn trong tính toán kết cấu mặt đường ô tô và sân bay

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.38 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án được thực hiện nghiên cứu với mục đích nhằm làm rõ các tính chất cơ lý chủ yếu của bê tông đầm lăn, để áp dụng cho các công trình đường giao thông trên cơ sở nguyên vật liệu, thiết bị sẵn có trong điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu các thông số chủ yếu của bê tông đầm lăn trong tính toán kết cấu mặt đường ô tô và sân bayBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢINGUYỄN THỊ THU NGÀNGHIÊN CỨU CÁC THÔNG SỐ CHỦ YẾUCỦA BÊ TÔNG ĐẦM LĂN TRONG TÍNHTOÁN KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNGÔ TÔ VÀ SÂN BAYChuyên ngành : Xây dựng đường ôtô và đường thành phốMã số: 62.58.02.05TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬTHÀ NỘI – 2016Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Giaothông Vận tảiNgười hường dẫn khoa học:- GS.TS. Phạm Huy Khang- GS.TS. Bùi Xuân CậyPhản biện 1: GS. TSKH. Nguyễn Xuân TrụcPhản biện 2: GS. TS. Vũ Đình PhụngPhản biện 3: GS. TS. Phạm Cao ThăngLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận áncấp Trường họp tại: ………………………………………..vào hồigiờngàythángnăm 2016Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:- Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tảiCÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ[1]Nguyễn Thị Thu Ngà (2014), Thiết kế cấp phối các cốt liệu trong bê tông[2]đầm lăn theo các tiêu chuẩn tối ưu, Tạp chí Cầu đường Việt Nam số 4.Nguyễn Thị Thu Ngà, Phạm Huy Khang, Bùi Xuân Cậy (2015), Khái quátcác phương pháp thiết kế bê tông đầm lăn trong xây dựng đường ở Việt[3]Nam, Tạp chí Cầu đường Việt Nam số 1-2.Nguyễn Thị Thu Ngà (2015), Nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đếntính công tác của bê tông đầm lăn bằng phương pháp qui hoạch thựcnghiệm, Tạp chí Cầu đường Việt Nam số 5.[4]Nguyễn Thị Thu Ngà (2015), Đánh giá độ tin cậy trong đo lường cườngđộ chịu nén của bê tông đầm lăn, Tạp chí Cầu đường Việt Nam số 11.[5]Nguyễn thị Thu Ngà, Nguyễn Anh Tuấn (2015), Nghiên cứu thực nghiệm[6]tính co ngót của bê tông đầm lăn, Tạp chí Giao thông vận tải số 10.Nguyen Thi Thu Nga, Vu Quoc Vuong (2016), Influence of some keyfactors on workability of RCC by experimental planing method, ACFMagazine Vol 2.[7]Nguyen Thi Thu Nga, Pham Huy Khang, Vu Quoc Vuong (2016),influence of some key factors on coefficient of thermal expansion of rollercompacted concrete in Viet Nam, the 7th International Conference ofAsian Concrete Federation (ACF).11. Đặt vấn đềTrong quá trình phát triển với sự xuất hiện của nhiều vật liệu mới và công nghệthi công liên tục được cải tiến đã thúc đẩy sự ra đời của nhiều loại mặt đường, trong đóphải kể đến công nghệ bê tông đầm lăn. Bê tông đầm lăn (BTĐL) là bê tông không cóđộ sụt được đầm chặt bằng lu rung với thành phần tương tự như bê tông xi măng.Giống như với BTT, các thành phần vật liệu của BTĐL gồm: chất kết dính, cốt liệu,nước và phụ gia hóa học. Phụ gia khoáng trong chất kết dính có vai trò quan trọngtrong việc cải thiện các tính chất của bê tông và thỏa mãn các yêu cầu cần thiết trongqui trình thi công. Trong tình hình kinh tế suy thoái như hiện nay, làm đường bê tônglà một giải pháp kích cầu mà Đảng và Nhà nước ta khuyến khích. Điều này không chỉthúc đẩy ngành xi măng trong nước phát triển, tạo việc làm cho người lao động mà còngiảm nhập siêu nhựa đường. Vì vậy, từ thực tế này cho thấy việc nghiên cứu ứng dụngcông nghệ BTĐL vào trong xây dựng giao thông là thực sự cần thiết, góp phần giảmgiá thành đầu tư công trình mà vẫn đảm bảo tốt chất lượng.2. Mục đích nghiên cứuMục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ các tính chất cơ lý chủ yếu của BTĐL,để áp dụng cho các công trình đường giao thông trên cơ sở nguyên vật liệu, thiết bị sẵncó trong điều kiện khí hậu ở Việt Nam.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuNghiên cứu BTĐL để ứng dụng trong xây dựng đường giao thông ở Việt Nam.Phạm vi nghiên cứu là lựa chọn vật liệu, thiết kế thành phần, xác định một số tínhchất cơ bản của BTĐL trong phòng thí nghiệm.CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BÊ TÔNG ĐẦM LĂN VÀ ỨNG DỤNG TRONGXÂY DỰNG ĐƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAMMục đích của chương này nhằm đánh giá tình hình nghiên cứu, ứng dụng vật liệubê tông đầm lăn trong nước và trên thế giới, từ đó đưa ra định hướng nghiên cứu củaluận án cho ứng dụng trong xây dựng đường ở Việt Nam.1.1. Khái niệm về bê tông đầm lăn1.1.1. Quá trình hình thành cường độQuá trình hình thành cường độ của BTĐL cũng tương tự như BTT, cơ bảndựa trên quá trình hình thành cường độ của đá xi măng. Theo thuyết Baikov –Rebinder, sự hình thành cấu trúc của hồ xi măng và cường độ của nó diễn ra theo cácgiai đoạn như giai đoạn hòa tan, giai đoạn hóa keo và giai đoạn kết tinh. Bên cạnh đó,lực chấn động cũng là yếu tố quan trọng khác góp phần hình thành nên cường độ choBTĐL.1.1.2. Đặc điểm của BTĐL1.1.2.1.Thành phần vật liệuBê tông đầm lăn sử dụng trong xây dựng đường và đập về cơ bản có thành phầnvật liệu giống nhau (gồm đá, cát, xi măng, phụ gia khoáng và nước), tuy nhiên về hàmlượng các thành phần trong hỗn hợp thì lại phụ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật của mỗi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: