Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu chế độ vận hành thích nghi hồ chứa nước Cửa Đạt trong mùa kiệt phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.26 MB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu chế độ vận hành thích nghi hồ chứa Cửa Đạt nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước các ngành và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội ở Tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời còn đánh giá dòng chảy tối thiểu có thể đáp ứng yêu cầu đẩy mặn khu vực hạ du sông Mã.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu chế độ vận hành thích nghi hồ chứa nước Cửa Đạt trong mùa kiệt phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh HóaBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI VŨ NGỌC DƯƠNG NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH THÍCH NGHIHỒ CHỨA NƯỚC CỬA ĐẠT TRONG MÙA KIỆT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành: Phát triển nguồn nước Mã số chuyên ngành: 62 44 92 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, NĂM 2017Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Thủy lợi DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Vũ Ngọc Dương, Ngô Lê An và Nguyễn Mai Đăng (2016). Nghiên cứu dự báo dòng chảy 10 ngày đến hồ chứa Cửa Đạt phục vụ vận hành hồ chứaNgười hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS. Nguyễn Mai Đăng hợp lý. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường (ISSN 1859 –Người hướng dẫn khoa học 2: GS. TS. Hà Văn Khối 3941), số 54, tháng 9/2016, trang 96-100. 2. Vũ Ngọc Dương, Nguyễn Mai Đăng (2016). Mô phỏng ngẫu nhiên dòng chảy tháng đến hồ Cửa Đạt bằng phương pháp Monte – Carlo. Tạp chí Khí tượng Thủy văn (ISSN 2525 – 2208), số 667, tháng 7/2016, trang 42-47. 3. Vũ Ngọc Dương, Nguyễn Mai Đăng, Hà Văn Khối (2014). Đánh giá ảnhPhản biện 1: PGS. TS. Dương Văn Tiển hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước tưới cho nông nghiệp thuộcPhản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Kiên Dũng khu tưới hồ Cửa Đạt. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường (ISSN 1859 – 3941), số 45, tháng 6/2014, trang 102-108.Phản biện 3: TS. Vũ Thị Thu LanLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tạiPhòng họp số 5, Nhà K1, Trường Đại học Thủy lợivào lúc 8 giờ 30 ngày 8 tháng 02 năm 2017Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Thủy lợiMỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của luận ánThanh Hóa là một trong năm tỉnh, thành phố có diện tích và dân số lớn nhất nướcta, nhưng cũng là một trong những tỉnh hứng chịu nhiều tác động nhất của thiêntai lũ, bão và hạn hán. Những năm gần đây thiên tai xảy ra nhiều hơn, với mứcđộ trầm trọng hơn. Ngoài các nguyên nhân khách quan do thời tiết, khí hậu, còncó những nguyên nhân chủ quan khác như khả năng dự báo mưa lũ, sự phối hợpquản lý, vận hành các hồ chứa hiện có trên lưu vực sông chưa hợp lý.Trước thực trạng đó, Chính phủ đã ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứaSông Mã theo Quyết định số 1911/QĐ-TTg ngày 5/11/2015 (Quy trình 1911).Tuy nhiên quy trình trên mới chỉ được xây dựng dựa trên hiện trạng tài nguyênnước lưu vực sông Chu (thuộc sông Mã) mà chưa xét tới những ảnh hưởng tiêucực của biến đổi khí hậu (BĐKH) và sự gia tăng của nhu cầu sử dụng nước chophát triển dân sinh, kinh tế của tỉnh; đồng thời quy định về giới hạn đẩy mặn đếnđâu, độ mặn là bao nhiêu và khả năng đáp ứng của hồ cửa Đạt cũng chưa đượclàm rõ.Để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường từ việc vận hành hồ chứaCửa Đạt trong mùa kiệt, đặc biệt có xét tới tác động của BĐKH thì việc tính toáncác nhu cầu sử dụng nước gia tăng, nghiên cứu các kỹ thuật tối ưu hồ chứa vàcác phương pháp dự báo trung hạn lưu lượng đến hồ để vận hành mềm dẻo vàhợp lý (thích nghi) hồ Cửa Đạt trong mùa kiệt; đồng thời chỉnh sửa những thiếusót và những bất hợp lý có thể của quy trình vận hành liên hồ chứa Sông Mã làcấp thiết. Chính vì vậy NCS đã lựa chọn vấn đề “Nghiên cứu chế độ vận hànhthích nghi hồ chứa nước Cửa Đạt trong mùa kiệt phục vụ phát triển kinh tế xãhội tỉnh Thanh Hóa“ làm đề tài nghiên cứu Luận án tiến sĩ của mình.2. Mục tiêu luận ánMục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu chế độ vận hành thích nghi hồ chứa CửaĐạt nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước các ngành và nâng cao hiệu quả kinh 1tế xã hội ở Tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời còn đánh giá dòng chảy tối thiểu có thểđáp ứng yêu cầu đẩy mặn khu vực hạ du sông Mã.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu- Đối tượng nghiên cứu: hệ thống hồ chứa đa mục tiêu trên lưu vực Sông Chu(thuộc Sông Mã).- Phạm vi nghiên cứu: lưu vực Sông Chu (thuộc Sông Mã) bao gồm 2 hồ chứaHủa Na và Cửa Đạt và các đối tượng dùng nước khu vực hạ du hồ Cửa Đạt. Tácđộng của BĐKH chỉ xét đến khi tính toán nhu cầu nước tưới.4. Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp phân tích, thống kê, kế thừa có chọn lọc các tài liệu đã có nhằmtập hợp, đánh giá và tình toán nhu cầu sử dụng nước các ngành có xét đến tácđộng của BĐKH;- Phương pháp mô hình toán (tất định và ngẫu nhiên) mô phỏng dòng chảyngẫu nhiên đến hồ và dự báo trung hạn dòng chảy đến hồ;- Phương pháp phân tích hệ thống sử dụng mô hình mô phỏng kết hợp với kỹthuật tối ưu để nghiên cứu vận hành hồ chứa Cửa Đạt.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận ánÝ nghĩa khoa họcVận hành mềm dẻo và hợp lý (vận hành thích nghi) hồ chứa nước đa mục tiêuhiện nay là xu hướng chung của các nước tiên tiến trên thế giới. Nếu như các kỹthuật tối ưu được sử dụng chủ yếu trong các nghiên cứu, còn mô phỏng đượcdùng trong xây dựng quy trình vận hành áp dụng trong thực tế sản xuất thì việckết hợp giữa hai hướng cùng với phân tích độ tin cậy và dự báo dòng chảy đếnhồ để có những ứng xử hợp lý khi v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: