Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch phòng chống úng ngập dựa trên cơ sở phân tích rủi ro
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.50 MB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu đề xuất giải pháp trong giai đoạn quy hoạch tổng thể, xác định tần xuất tiêu tối ưu, công suất thiết kế công trình đầu mối tối ưu cho úng ngập (do hiện tượng mưa lớn bất thường). Phân tích tối ưu rủi ro dựa trên cơ sở lượng hóa, tiền tệ hóa các thiệt hại do úng ngập gây ra 2 có xét đến điều kiện phát triển kinh tế, xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch phòng chống úng ngập dựa trên cơ sở phân tích rủi ro BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI NGUYỄN THIỆN DŨNG NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC LẬP QUY HOẠCH PHÒNG CHỐNG ÚNG NGẬP DỰA TRÊN PHÂN TÍCH RỦI RO Chuyên ngành: Kỹ thuật tài nguyên nước Mã số : 62-58-02-12 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, NĂM 2018 Công trình được hoàn thành tại Trường đại học Thủy lợi Người hướng dẫn khoa học 1: GS.TS Nguyễn Quang Kim 2: PGS.TS Nguyễn Thu Hiền Phản biện 01: PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn Phản biện 02: PGS.TS Nguyễn Quang Trung Phản biện 03: PGS.TS Hoàng Thanh Tùng Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tại Room 5- K1 trường Đại học Thủy lợi. Vào lúc … giờ … ngày ….tháng 04 năm 2018. Có thể tìm hiểu luận án tại các thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học thủy lợi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Trong những năm vừa qua tình trạng úng ngập xảy ra với một xu thế ngày càng tăng, cùng với diễn biến phức tạp của thời tiết do biến đổi khí hậu đã và đang gây ra nhiều thiệt hại về tính mạng, gây tổn thất to lớn về kinh tế xã hội và môi trường. Úng ngập gây ra những thiệt hại trực tiếp và gián tiếp không chỉ đối với vùng nông thôn, vùng ven đô có tốc độ đô thị hóa cao, mà đặc biệt nghiêm trọng đối với các vùng đô thị nơi mà tập trung tài sản và các hoạt động sản xuất kinh tế lớn. Do đó, vấn đề quản lý và giảm thiểu rủi ro úng ngập bền vững là hết sức cần thiết, phải mang tính đồng bộ từ quy hoạch, thiết kế xây dựng và quản lý khai thác công trình. Do vậy, đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch phòng chống úng ngập dựa trên cơ sở phân tích rủi ro” rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu Nghiên cứu phương pháp luận, xây dựng cơ sở khoa học phục vụ tính toán bài toán quy hoạch phòng chống úng ngập dựa trên cơ sở phân tích rủi ro. Trên cơ sở phân tích rủi ro xác định được tần suất tiêu phòng lũ tối ưu và giải pháp công trình tiêu tối ưu. Áp dụng nghiên cứu điển hình cho bài toán quy hoạch tiêu úng ngập lưu vực sông Phan- Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: (i) Rủi ro thiệt hại do úng ngập gây ra đối với con người, hoạt động sản xuất kinh tế, thiệt hại về môi trường và xã hội; (ii) Đề xuất giải pháp quy hoạch tiêu tổng thể cho lưu vực sông Phan – Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng mục tiêu quản lý rủi ro úng ngập bền vững trên cơ sở tối ưu về rủi ro. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: (i) Nghiên cứu đề xuất giải pháp trong giai đoạn quy hoạch tổng thể, xác định tần xuất tiêu tối ưu, công suất thiết kế công trình đầu mối tối ưu cho úng ngập (do hiện tượng mưa lớn bất thường). (ii) Phân tích tối ưu rủi ro dựa trên cơ sở lượng hóa, tiền tệ hóa các thiệt hại do úng ngập gây ra 1 có xét đến điều kiện phát triển kinh tế, xã hội. (iii) Vùng nghiên cứu điển hình là lưu vực sông Phan-Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc. Số liệu của luận án được cập nhật đến 2016, sử dụng đất đến 2020 và định hướng phát triển kinh tế đến năm 2030. 4. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Hướng tiếp tiếp cận: Tiếp cận hệ thống, giải pháp từ tổng thể cho tới cụ thể, kế thừa các công trình nghiên cứu đã có. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp kế thừa, phương pháp định tính, phương pháp định lượng, phương pháp phân tích đa chiều, phương pháp tối ưu, phương pháp chuyên gia và tham vấn cộng đồng, phương pháp thống kê. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu 5.1. Ý nghĩa khoa học: (i) Luận án cung cấp phương pháp luận khoa học cho việc nhận dạng, phân loại, đánh giá và ước lượng giá trị các loại hình thiệt hại (ii) Xây dựng thành công bài toán tối ưu dựa trên phân tích rủi ro, xác định phương pháp giải, công cụ giải làm cơ sở khoa học cho lập quy hoạch phòng chống úng ngập. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của luận án có thể áp dụng cho lưu vực sông Phan-Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc. 6. Những đóng góp mới của luận án 1) Xây dựng phương pháp tích hợp giữa kỹ thuật và kinh tế cho lập quy hoạch phòng chống úng ngập trên cơ sở phân tích rủi ro úng ngập 2) Xác định cấp lũ (tần suất, chu kỳ lặp lại) thiết kế tối ưu và giải pháp tiêu tổng thể tối ưu về rủi ro cho lưu vực sông Phan – Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc. 7. Bố cục của luận án: Gồm 03 chương chính sau: Chương 1. Tổng quan các nghiên cứu quy hoạch phòng chống úng ngập dựa trên cơ sở phân tích rủi ro. Chương 2. Phương pháp luận về quy hoạch phòng chóng úng ngập dựa trên phân tích rủi ro. 2 Chương 3. Xây dựng và phân tích kết quả mô hình bài toán quy hoạch phòng chống úng ngập tối ưu lưu vực sông Phan-Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH PHÒNG CHỐNG ÚNG NGẬP TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH RỦI RO 1.1. Giới thiệu về rủi ro úng ngập và phân tích rủi ro 1.1.1. Khái niệm về rủi ro Theo định nghĩa của Frank Knight thì “rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” hay “rủi ro là một tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được”. Theo quan điểm của Irving thì rủi ro có đề cập thêm thành phần xác suất “Rủi ro là một sự tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất”. 1.1.2. Khái niệm rủi ro thiên tai Theo luật Phòng chống thiên tai số 33, Quốc hội 13 (2013), thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế- xã hội. Theo luật Phòng chống thiên tai thì có 19 loại hình thiên tai được xác định (bão và áp thấp nhiệt đới, lốc, lũ, ngập lụt (úng ngập), lũ quét, hạn hán, mưa đá, lở đất...) trong đó úng ngập do mưa lũ được xác định là một loại hình thiên tai. 1.1.3. Khái niệm rủi ro úng ngập do mưa lũ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch phòng chống úng ngập dựa trên cơ sở phân tích rủi ro BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI NGUYỄN THIỆN DŨNG NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC LẬP QUY HOẠCH PHÒNG CHỐNG ÚNG NGẬP DỰA TRÊN PHÂN TÍCH RỦI RO Chuyên ngành: Kỹ thuật tài nguyên nước Mã số : 62-58-02-12 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, NĂM 2018 Công trình được hoàn thành tại Trường đại học Thủy lợi Người hướng dẫn khoa học 1: GS.TS Nguyễn Quang Kim 2: PGS.TS Nguyễn Thu Hiền Phản biện 01: PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn Phản biện 02: PGS.TS Nguyễn Quang Trung Phản biện 03: PGS.TS Hoàng Thanh Tùng Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tại Room 5- K1 trường Đại học Thủy lợi. Vào lúc … giờ … ngày ….tháng 04 năm 2018. Có thể tìm hiểu luận án tại các thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học thủy lợi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Trong những năm vừa qua tình trạng úng ngập xảy ra với một xu thế ngày càng tăng, cùng với diễn biến phức tạp của thời tiết do biến đổi khí hậu đã và đang gây ra nhiều thiệt hại về tính mạng, gây tổn thất to lớn về kinh tế xã hội và môi trường. Úng ngập gây ra những thiệt hại trực tiếp và gián tiếp không chỉ đối với vùng nông thôn, vùng ven đô có tốc độ đô thị hóa cao, mà đặc biệt nghiêm trọng đối với các vùng đô thị nơi mà tập trung tài sản và các hoạt động sản xuất kinh tế lớn. Do đó, vấn đề quản lý và giảm thiểu rủi ro úng ngập bền vững là hết sức cần thiết, phải mang tính đồng bộ từ quy hoạch, thiết kế xây dựng và quản lý khai thác công trình. Do vậy, đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch phòng chống úng ngập dựa trên cơ sở phân tích rủi ro” rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu Nghiên cứu phương pháp luận, xây dựng cơ sở khoa học phục vụ tính toán bài toán quy hoạch phòng chống úng ngập dựa trên cơ sở phân tích rủi ro. Trên cơ sở phân tích rủi ro xác định được tần suất tiêu phòng lũ tối ưu và giải pháp công trình tiêu tối ưu. Áp dụng nghiên cứu điển hình cho bài toán quy hoạch tiêu úng ngập lưu vực sông Phan- Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: (i) Rủi ro thiệt hại do úng ngập gây ra đối với con người, hoạt động sản xuất kinh tế, thiệt hại về môi trường và xã hội; (ii) Đề xuất giải pháp quy hoạch tiêu tổng thể cho lưu vực sông Phan – Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng mục tiêu quản lý rủi ro úng ngập bền vững trên cơ sở tối ưu về rủi ro. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: (i) Nghiên cứu đề xuất giải pháp trong giai đoạn quy hoạch tổng thể, xác định tần xuất tiêu tối ưu, công suất thiết kế công trình đầu mối tối ưu cho úng ngập (do hiện tượng mưa lớn bất thường). (ii) Phân tích tối ưu rủi ro dựa trên cơ sở lượng hóa, tiền tệ hóa các thiệt hại do úng ngập gây ra 1 có xét đến điều kiện phát triển kinh tế, xã hội. (iii) Vùng nghiên cứu điển hình là lưu vực sông Phan-Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc. Số liệu của luận án được cập nhật đến 2016, sử dụng đất đến 2020 và định hướng phát triển kinh tế đến năm 2030. 4. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Hướng tiếp tiếp cận: Tiếp cận hệ thống, giải pháp từ tổng thể cho tới cụ thể, kế thừa các công trình nghiên cứu đã có. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp kế thừa, phương pháp định tính, phương pháp định lượng, phương pháp phân tích đa chiều, phương pháp tối ưu, phương pháp chuyên gia và tham vấn cộng đồng, phương pháp thống kê. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu 5.1. Ý nghĩa khoa học: (i) Luận án cung cấp phương pháp luận khoa học cho việc nhận dạng, phân loại, đánh giá và ước lượng giá trị các loại hình thiệt hại (ii) Xây dựng thành công bài toán tối ưu dựa trên phân tích rủi ro, xác định phương pháp giải, công cụ giải làm cơ sở khoa học cho lập quy hoạch phòng chống úng ngập. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của luận án có thể áp dụng cho lưu vực sông Phan-Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc. 6. Những đóng góp mới của luận án 1) Xây dựng phương pháp tích hợp giữa kỹ thuật và kinh tế cho lập quy hoạch phòng chống úng ngập trên cơ sở phân tích rủi ro úng ngập 2) Xác định cấp lũ (tần suất, chu kỳ lặp lại) thiết kế tối ưu và giải pháp tiêu tổng thể tối ưu về rủi ro cho lưu vực sông Phan – Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc. 7. Bố cục của luận án: Gồm 03 chương chính sau: Chương 1. Tổng quan các nghiên cứu quy hoạch phòng chống úng ngập dựa trên cơ sở phân tích rủi ro. Chương 2. Phương pháp luận về quy hoạch phòng chóng úng ngập dựa trên phân tích rủi ro. 2 Chương 3. Xây dựng và phân tích kết quả mô hình bài toán quy hoạch phòng chống úng ngập tối ưu lưu vực sông Phan-Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH PHÒNG CHỐNG ÚNG NGẬP TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH RỦI RO 1.1. Giới thiệu về rủi ro úng ngập và phân tích rủi ro 1.1.1. Khái niệm về rủi ro Theo định nghĩa của Frank Knight thì “rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” hay “rủi ro là một tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được”. Theo quan điểm của Irving thì rủi ro có đề cập thêm thành phần xác suất “Rủi ro là một sự tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất”. 1.1.2. Khái niệm rủi ro thiên tai Theo luật Phòng chống thiên tai số 33, Quốc hội 13 (2013), thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế- xã hội. Theo luật Phòng chống thiên tai thì có 19 loại hình thiên tai được xác định (bão và áp thấp nhiệt đới, lốc, lũ, ngập lụt (úng ngập), lũ quét, hạn hán, mưa đá, lở đất...) trong đó úng ngập do mưa lũ được xác định là một loại hình thiên tai. 1.1.3. Khái niệm rủi ro úng ngập do mưa lũ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án Tiến sĩ Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Kỹ thuật tài nguyên nước Quy hoạch phòng chống úng ngập Rủi ro thiên taiGợi ý tài liệu liên quan:
-
205 trang 433 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 386 1 0 -
174 trang 341 0 0
-
206 trang 308 2 0
-
228 trang 273 0 0
-
32 trang 231 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 229 0 0 -
208 trang 221 0 0
-
27 trang 200 0 0
-
27 trang 190 0 0