Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu công nghệ biến dạng tạo hình siêu dẻo сhi tiết rỗng có hình dạng phức tạp từ hợp kim nhôm hệ Al - Zn - Mg - Cu

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.62 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của luận án là nghiên cứu khả năng tạo hình các chi tiết rỗng có hình dạng phức tạp từ hợp kim nhôm hệ Al-Zn-Mg-Cu khi biến dạng siêu dẻo vật liệu tấm dưới tác động của khí nén. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu công nghệ biến dạng tạo hình siêu dẻo сhi tiết rỗng có hình dạng phức tạp từ hợp kim nhôm hệ Al - Zn - Mg - Cu BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ NGUYỄN MẠNH TIẾNNGHÊN CỨU CÔNG NGHỆ BIẾN DẠNG TẠO HÌNH CHI TIẾT RỖNG CÓ HÌNH DẠNG PHỨC TẠP TỪ HỢP KIM NHÔM HỆ Al - Zn - Mg - Cu Ngành: Kỹ thuật cơ khí Mã số: 9 52 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI – NĂM 2020 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ - BỘ QUỐC PHÒNG Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Trường An TS Trần Đức HoànPhản biện 1: PGS. TS Trần Văn Dũng – Đại học BKHNPhản biện 2: PGS. TS Đinh Văn Phong – Học viện KTQSPhản biện 3: PGS. TS Đinh Văn Chiến – Đại học Mỏ - Địa chấtLuận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện theoQuyết định số 3644/QĐ - HV, ngày 22 tháng 10 năm 2020 của Giám đốcHọc viện Kỹ thuật quân sự, họp tại Học viện Kỹ thuật quân sự vàohồi……giờ …. ngày…. tháng …. Năm 2020Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Học viện Kỹ thuật quân sự- Thư viện Quốc gia 1 MỞ ĐẦU Siêu dẻo là khả năng biến dạng dẻo với mức độ lớn của kim loại hoặc hợp kim trongnhững điều kiện nhất định về tổ chức, nhiệt độ và tốc độ biến dạng dưới tác động của ứngsuất có giá trị nhỏ và phụ thuộc vào tốc độ biến dạng. Hiệu ứng siêu dẻo được phát hiện đầutiên vào những năm 40 của thế kỷ 20 do nhà khoa học người Nga A.A. Бочваp khi nghiêncứu biến dạng hợp kim cùng tinh Al - Zn, thu được mức độ biến dạng trên 400%. Kể từ đóđến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm làm sâu sắc và hoàn thiện những vấn đề lýthuyết và công nghệ của quá trình biến dạng siêu dẻo. Hiện nay trên thế giới công nghệ tạo hình siêu dẻo đã được ứng dụng rộng rãi để chếtạo các chi tiết trong các ngành công nghiệp trọng điểm: thiết bị bay, hàng không vũ trụ, ôtôđể chế tạo các chi tiết có kích thước lớn, hình dạng phức tạp, các chi tiết đòi hỏi mức độ biếndạng lớn và cơ tính đồng đều, các chi tiết yêu cầu độ bền riêng lớn, đặc biệt là các chi tiết làmtừ vật liệu khó biến dạng, độ bền cao. Trong các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng nhược điểmcủa công nghệ siêu dẻo là: năng suất thấp, cần phải chuẩn bị tổ chức cho vật liệu, sự phân bốchiều dày thành sản phẩm không đồng đều, có thể dẫn đến sự thay đổi tổ chức vật liệu khi tạohình ở nhiệt độ cao và thời gian dài. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra cho các nghiên cứu công nghệ tạo hình siêu dẻo là phảinâng cao khả năng biến dạng dẻo của vật liệu khó biến dạng, tăng khả năng tạo hình sản phẩmcó hình dạng phức tạp từ phôi tấm, đồng thời xác định được quy luật và mức độ ảnh hưởngcủa các thông số công nghệ đến quá trình tạo hình siêu dẻo, các biện pháp nâng cao chất lượngsản phẩm. Với các lý do nêu trên, đề tài Nghiên cứu công nghệ biến dạng tạo hình siêu dẻo сhitiết rỗng có hình dạng phức tạp từ hợp kim nhôm hệ Al - Zn - Mg - Cu được lựa chọn nhằmgóp một phần vào việc làm chủ công nghệ biến dạng tạo hình siêu dẻo vật liệu tấm, tạo cơ sởban đầu và quan trọng để ứng dụng công nghệ tạo hình đặc biệt này vào thực tế sản xuất tạiViệt Nam. 1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án - Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu khả năng tạo hình các chi tiết rỗng có hình dạngphức tạp từ hợp kim nhôm hệ Al-Zn-Mg-Cu khi biến dạng siêu dẻo vật liệu tấm dưới tác độngcủa khí nén. - Nội dung nghiên cứu + Nghiên cứu chuẩn bị và thực nghiệm tạo tổ chức hạt nhỏ cho tấm hợp kim nhômAA7075. + Đánh giá khả năng tạo hình và xác định khoảng giá trị của các thông số công nghệđể vật liệu đã được chuẩn bị tổ chức hạt nhỏ có thể biến dạng trong điều kiện siêu dẻo. + Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ: áp suất khí nén tạo hình pth,nhiệt độ biến dạng Tbd, thời gian tạo hình tth đến chiều cao tương đối và mức độ biến mỏngthành tại vị trí nguy hiểm của sản phẩm khi tạo hình siêu dẻo tấm hợp kim nhôm AA7075. 2. Đối tượng nghiên cứu + Hợp kim nhôm AA7075 (hệ hợp kim Al-Zn-Mg-Cu); + Tạo hình chi tiết rỗng có hình dạng phức tạp bằng biến dạng siêu dẻo. 3. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu công nghệ biến dạng tạo hình siêu dẻo vật liệu tấm bằng khí nén; - Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ: áp suất khí nén tạo hình pth, nhiệtđộ biến dạng Tbd, thời gian tạo hình tth tới quá trình biến dạng tạo hình siêu dẻo. 4. Phương pháp nghiên cứu - Kết hợp nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm kiểm chứng. - Công cụ nghiên cứu: 2 + Hệ thống thiết bị, khuôn mẫu, dụng cụ và thiết bị đo tại phòng Thí nghiệm Gia côngáp lực - Bộ môn Gia công áp lực; phòng Thí nghiệm Cơ tính, phòng thí nghiệm Nhiệt luyện- Bộ môn Vật liệu và Công nghệ Vật liệu; Khoa Cơ khí, HVKTQS; phòng Cơ - lý, Trung tâmĐo lường, Viện Công nghệ, Tổng cục CNQP. + Phần mềm tính toán và xử lý số liệu MathCAD, Matlab, Modde… + Phương pháp quy hoạch thực nghiệm (QHTN) để xác định ảnh hưởng của các yếutố công nghệ đến khả năng biến dạng và chất lượng sản phẩm. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn * Ý nghĩa khoa học Luận án đã xác định được khoảng giá trị của các thông số công nghệ và đánh giá, phântích ảnh hưởng của chúng tới khả năng tạo hình, tới chất lượng sản phẩm. Từ các kết quả thuđược, góp phần hoàn thiện việc nghiên cứu về công nghệ tạo hình siêu dẻo các chi tiết rỗngcó hình dạng phức tạp từ hợp kim nhôm độ bền cao. * Ý nghĩa thực tiễn + Phương pháp nghiên cứu của luận án có thể được tham khảo khi nghiên cứu công nghệ tạo hình siêu dẻo cho các loại vật liệu tấm khác nhau. + Trang thiết bị, dụng cụ dập và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: