Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đánh giá an toàn đê Hữu Hồng đoạn qua Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.96 MB      Lượt xem: 184      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án cần đánh giá được mức độ an toàn của hệ thống đê Hữu sông đoạn từ Sơn Tây về Phú Xuyên (Hà Nội) trong điều kiện BĐKH trong đó trọng tâm vào xác định điều kiện biên thủy lực, nghiên cứu quá trình xói ngầm dưới nền đê cùng một số giải pháp giảm thiểu ngập lụt theo lý thuyết độ tin cậy và phân tích rủi ro.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đánh giá an toàn đê Hữu Hồng đoạn qua Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI ĐẶNG QUỐC TUẤN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ AN TOÀN ĐÊ HỮU HỒNG ĐOẠN QUA HÀ NỘI TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành : Địa kỹ thuật xây dựng Mã số : 62580211 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, NĂM 2017 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Thủy lợi Người hướng dẫn khoa học 1: TS. Phạm Quang Tú Người hướng dẫn khoa học 2: GS.TS. Trịnh Minh Thụ Phản biện 1: ......................................................................................................... Phản biện 2: ......................................................................................................... Phản biện 3: ......................................................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại .........................., Trường Đại học Thủy lợi vào lúc ... giờ, ngày ... tháng ... năm 2018 Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Thủy lợi. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng. Đây là vùng kinh tế, chính trị quan trọng của đất nước trong đó có thủ đô Hà Nội. Hệ thống công trình phòng chống lũ bảo vệ cho ĐBSH gồm các hồ chứa thượng lưu và hệ thống đê điều hạ lưu với tổng chiều dài khoảng 3.000 km. Các hồ chứa thượng lưu đã được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh, hệ thống đề điều hạ lưu cũng nhận được sự quan tâm của Nhà nước nên được bố trí nhiều nguồn vốn khác nhau để củng cố, nâng cấp nhằm bảo đảm an toàn chống lũ thiết kế và phấn đầu chống được lũ cao hơn. Tuy nhiên, do hệ thống đê của ĐBSH có lịch sử hình thành lâu đời, thân đê được đắp tôn cao mở rộng qua nhiều thời kỳ khác nhau để trống lũ tràn, nền đê thường không được xử lý trước khi đắp nên mỗi khi có lũ lớn, những đoạn đê có nền xấu thường xuất hiện các sự cố, nhiều nơi lặp đi lặp lại. Mặt khác, biến đổi khí hậu (BĐKH) đang tạo ra nhiều hình thái thời tiết cực đoan với bão, lũ cường độ lớn, trái mùa liên tiếp xảy ra có thể gây nên các tác động bất lợi cho hệ thống công trình phòng lũ. Sự phát triển về kinh tế, xã hội và tầm quan trọng của vùng được bảo vệ ngày càng tăng do đó đòi hỏi phải nâng cao mức đảm bảo an toàn của hệ thống công trình phòng chống lũ. Trước thực trạng trên, việc nghiên cứu cơ sở khoa học và làm căn cứ đề xuất các giải pháp tăng cường ổn định đê sông Hồng trong bối cảnh BĐKH là cần thiết và cấp bách. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận án cần đánh giá được mức độ an toàn của hệ thống đê Hữu sông đoạn từ Sơn Tây về Phú Xuyên (Hà Nội) trong điều kiện BĐKH trong đó trọng tâm vào xác định điều kiện biên thủy lực, nghiên cứu quá trình xói ngầm dưới nền đê cùng một số giải pháp giảm thiểu ngập lụt theo lý thuyết độ tin cậy và phân tích rủi ro. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án là hệ thống đê hữu sông Hồng trên địa bàn thành phố Hà Nội với điều kiện địa chất và điều kiện biên thủy lực có xét đến tác động của BĐKH. 1 Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung đánh giá an toàn hệ thống công trình phòng lũ qua các cơ chế mất ổn định dưới nền theo các kịch bản BĐKH và NBD cập nhật đến năm 2016. 4. Nội dung nghiên cứu Dựa trên mục tiêu đã nêu, các câu hỏi nghiên cứu sau được đặt ra: (i) Ảnh hưởng của BĐKH theo các kịch bản khí hậu tác động như thế nào đến chế độ thủy văn trên sông Hồng trong phạm vi nghiên cứu?; (ii) Cơ chế sự cố nào có nguy cơ gây mất ổn định hệ thống đê sông Hồng?; (iii) Đánh giá ảnh hưởng của quá trình xói ngầm dưới nền đê sông Hồng thông qua mô hình vật lý trong phòng và phân tích thống kê hiện trường?; (iv) Đánh giá an toàn hệ thống đê sông Hồng hiện tại trong điều kiện BĐKH và NBD bằng lý thuyết độ tin cậy và phân tích rủi ro?. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp (i) Phương pháp kế thừa; (ii) Phương pháp chuyên gia; (iii) Phương pháp phân tích tổng hợp; (iv) Phương pháp sử dụng các mô hình số để tính toán; (v) Phương pháp thực nghiệm trong phòng. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: bằng nghiên cứu phân tích hệ thống và nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự cố đê sông Hồng. Ý nghĩa thực tiễn: xác định được xác suất sự cố của hệ thống đê Hữu Hồng làm cơ sở lựa chọn giải pháp phòng sự cố. 7. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm có 4 chương: Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu an toàn đê trong điều kiện BĐKH. Chương 2: Cơ sở khoa học nghiên cứu, đánh giá an toàn đê và giải pháp tăng cường ổn định đê. Chương 3: Nghiên cứu hiện tượng xói ngầm dưới nền đê bằng mô hình vật lý trong phòng. Chương 4: Đánh giá an toàn đê sông Hồng trong điều kiện BĐKH. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU AN TOÀN ĐÊ TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.1 Hệ thống công trình phòng chống lũ bảo vệ vùng ĐBSH 1.1.1 Hệ thống hồ chứa thượng lưu Do có vị trí và địa hình thuận lợi nên trên lãnh thổ Việt Nam đã có nhiều hồ chứa được xây dựng. Theo thống kê, trên lưu vực hiện nay có khoảng 53 hồ lớn nhỏ trong trạng thái đã vận hành, đang xây dựng và quy hoạch. Đặc biệt, trên các dòng chính có 5 hồ chứa lớn đa mục tiêu đã được đưa vào vận hành khai thác, đó là các hồ: Lai Châu (sông Đà); Thác Bà (sông Chảy); Sơn La (sông Đà); Tuyên Quang (sông Gâm); Hòa Bình (sông Đà). Trong đó nhiệm vụ chính của các hồ là điều tiết, cắt lũ để mực nước trên hệ thống sông hạ lưu không vượt ngưỡng cho phép nhằm bảo đảm an toàn cho hệ thống đê. 1.1.2 Hệ thống đê điều hạ lưu Vùng ĐBSH có cao độ tự nhiên đa phần thấp hơn mực nước trên hệ thống sông vào mùa lũ nên từ xa xưa cư dân người Việt cổ đã phải đắp những tuyến đê bao để bảo vệ nơi mình sinh sống và cach tác. Sau đó mỗi khi có lũ lớn hơn thì đê được tôn cao và mở rộng dần, quá trình đó tiếp diễn một cách bền bỉ qua các triều đại phong ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: