Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu giải pháp nâng cao độ bền cho bê tông-bê tông cốt thép của kết cấu bảo vệ mái đê và bờ biển Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.32 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm tìm ra giải pháp khoa học, kinh tế và có tính khả thi trong điều kiện Việt Nam, nhằm nâng cao độ bền cho BT-BTCT của kết cấu bảo vệ mái đê và bờ biển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu giải pháp nâng cao độ bền cho bê tông-bê tông cốt thép của kết cấu bảo vệ mái đê và bờ biển Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ BỀN CHO BÊ TÔNG – BÊ TÔNG CỐT THÉP CỦA KẾT CẤU BẢO VỆ MÁI ĐÊ VÀ BỜ BIỂN VIỆT NAMChuyên ngành : Xây dựng công trình thủyMã số : 62.58.40.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, NĂM 2016Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Thủy LợiNgười hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Vũ Quốc VươngNgười hướng dẫn khoa học 2: GS.TS. Ngô Trí ViềngPhản biện 1: GS.TSKH. Nguyễn Thúc Tuyên, Hội Thủy lợi Việt NamPhản biện 2: PGS.TS. Lương Đức Long, Viện Vật liệu Xây dựng – Bộ XDPhản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn, Trường Đại học Xây dựng Hà NộiLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại:Trường Đại học Thủy Lợi.Vào hồi 8h30 ngày 16 tháng 9 năm 2016Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc Gia - Thư viện Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội MỞ ĐẦU1. Đặt vấn đềViệt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài hơn 3260km và hiện đang chịunhững ảnh hưởng nặng nề do tác động của biến đổi khí hậu, nhất là nước biểndâng gây ra. Các công trình biển nói chung và đê biển nói riêng hiện naythường dùng đến vật liệu bê tông và bê tông cốt thép (BT-BTCT). Do làm việctrong môi trường biển phải chịu những tác nhân gây ăn mòn phá hủy mạnhđồng thời chịu tác động tổ hợp của nhiều yếu tố nên công trình biển bằng BT-BTCT có độ bền và tuổi thọ thực tế thấp hơn nhiều so với các công trình tươngtự trong sông. Thiệt hại do những hư hỏng của các công trình này gây ra là rấtđáng kể và nghiêm trọng.Để giảm bớt những tổn thất nặng nề cả về người và của, đẩy mạnh việc pháttriển nền kinh tế biển và đảm bảo an ninh quốc phòng, việc tạo ra được các hệthống đê và công trình bảo vệ bờ biển vững chắc, có độ bền cao và tuổi thọ dàilà một vấn đề rất cần được quan tâm và chú trọng. Với ý nghĩa đó, tác giả chọnđề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao độ bền cho bê tông-bê tông cốt thép củakết cấu bảo vệ mái đê và bờ biển Việt Nam”.2. Mục đích nghiên cứu của đề tàiTìm ra giải pháp khoa học, kinh tế và có tính khả thi trong điều kiện Việt Nam,nhằm nâng cao độ bền cho BT-BTCT của kết cấu bảo vệ mái đê và bờ biển.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu- Nghiên cứu đối với bê tông và bê tông cốt thép các kết cấu bảo vệ mái đê vàbờ biển thường xuyên chịu tác động của nước biển, sóng và bão;- Tập trung vào nghiên cứu nâng cao độ bền cho bê tông và lấy bê tông để bảovệ cốt thép, từ đó tăng độ bền, kéo dài tuổi thọ cho cả bê tông và bê tông cốtthép các kết cấu bảo vệ mái đê và bờ biển Việt Nam.5. Phương pháp nghiên cứuDùng phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực nghiệm, bao gồm cảphần thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường. 16. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn- Ý nghĩa khoa học: Phân tích, đánh giá được những tác động gây nên sự pháhoại kết cấu bảo vệ mái đê và bờ biển bằng BT-BTCT, từ đó lựa chọn giải phápthích hợp là sử dụng kết hợp các loại phụ gia để tạo ra một loại bê tông mới cóđộ bền cao dùng cho các công trình này.- Ý nghĩa thực tiễn: Lựa chọn được tỷ lệ phụ gia hợp lý, góp phần tạo ra kết cấuBT–BTCT có độ bền cao và hiệu quả kinh tế, từ đó đáp ứng yêu cầu to lớntrong xây dựng hệ thống đê và công trình bảo vệ bờ biển ở Việt Nam.7. Những đóng góp mới của luận án(1) Trên cơ sở phân tích khoa học đã lựa chọn được tổ hợp phụ gia gồm tro bay,silica fume và phụ gia hóa dẻo để chế tạo bê tông có độ bền cao dùng cho cáckết cấu bê tông – bê tông cốt thép bảo vệ mái đê và bờ biển Việt Nam.(2) Bằng nghiên cứu thực nghiệm đã xác định được tỷ lệ phụ gia hợp lý đápứng các yêu cầu kỹ thuật và cải thiện độ bền dưới tác động của các yếu tố hóahọc, cơ học của bê tông dùng cho kết cấu bảo vệ mái đê và bờ biển. Đã chế tạođược tấm lát mái theo cấp phối đề xuất và thử nghiệm thành công cho mái đêbiển Giao Thủy – Nam Định.(3) Xây dựng được “Phần mềm tính toán thành phần bê tông có sử dụng phụgia” tiện dụng, đơn giản giúp cho việc xác định thành phần vật liệu thí nghiệmbê tông nhanh chóng và đảm bảo chính xác.8. Cấu trúc của luận án: Gồm 4 chương chínhChương 1: Tổng quan về kết cấu bảo vệ mái đê và bờ biển bằng BT-BTCT;Chương 2: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu;Chương 3: Xác định tổ hợp phụ gia để nâng cao độ bền cho BT-BTCT của kếtcấu bảo vệ mái đê và bờ biển;Chương 4: Ứng dụng bê tông có độ bền cao cho cấu kiện bảo vệ mái đê biểnGiao Thủy – Nam Định. 2CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KẾT CẤU BẢO VỆ MÁI ĐÊ VÀ BỜBIỂN BẰNG BÊ TÔNG – BÊ TÔNG CỐT THÉP1.1. Hiện trạng và nguyên nhân hư hỏng kết cấu bảo vệ mái đê và bờ biển bằng BT-BTCT1.1.1 Khái quát về các dạng kết cấu bảo vệ mái đê và bờ biểnDựa vào hình thức mặt cắt ngang đặc trưng, đê biển có thể được phân thành 3loại: Đê tường đứng; Đê mái nghiêng, có hoặc không có cơ đê ở hai phía; Đêhỗn hợp, trên nghiêng dưới đứng, hoặc trên đứng dưới nghiêng.Trong những bộ phận cấu tạo nên đê biển, phần trực tiếp chịu tác động củasóng, dòng chảy và thủy triều là những điểm xung yếu, dễ bị phá hoại, có ảnhhưởng nhiều đến sự an toàn của mỗi tuyến đê và chiếm tỷ lệ kinh phí đáng kểtrong các dự án đê điều hiện nay thường được chế tạo bằng vật liệu BT-BTCT.1.1.2 Hiện trạng hư hỏngKết quả khảo sát hiện trạng cho thấy hầu hết các công trình bằng BT-BTCT đềunằm trong tình trạng ăn mòn phá hủy dẫn đến giảm độ bền, tuổi thọ, mặc dù ởmức độ khác nhau. Tình trạng ăn mòn phá hủy các công trình phụ thuộc vàođiều kiện môi trường, vị trí của kết cấu công trình nằm chìm trong nước biển,vùng nước lên xuống, sóng đánh hay trên môi trường không khí b ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: