Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán mưa, lũ thiết kế có xét đến biến đổi khí hậu khu vực Nam Trung Bộ

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.18 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích cơ bản của luận án này là nghiên cứu, tính toán và phân vùng lượng mưa một ngày lớn nhất khu vực Nam Trung Bộ bằng phương pháp chi tiết hóa lượng mưa, từ 11 mô hình khí hậu toàn cầu khác nhau. Xác định phương pháp tính lũ thiết kế có xét đến BĐKH, phân vùng và xây dựng bản đồ sự gia tăng đỉnh lũ thiết kế cho lưu vực Nam Trung Bộ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán mưa, lũ thiết kế có xét đến biến đổi khí hậu khu vực Nam Trung Bộ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI LÊ THỊ HẢI YẾNNGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN MƢA, LŨ THIẾT KẾ CÓ XÉT ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KHU VỰC NAM TRUNG BỘChuyên ngành: Thủy văn họcMã số chuyên ngành: 62-44-02-24 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, NĂM 2018 1Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Thủy lợiNgười hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS Ngô Lê LongNgười hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS Trần Thanh TùngPhản biện 1: PGS.TS Nguyễn Kiên DũngPhản biện 2: PGS.TS Dương Văn TiểnPhản biện 3: PGS.TS Nguyễn Thanh HùngLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại..............................................................................................................................................................................................................................................................vào lúc giờ ngày tháng nămCó thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Thủy lợi 2 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiBiến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trongthế kỷ 21. Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu được dự báo là rất nghiêmtrọng gây ra hiện tượng mưa, lũ cực đoan ngày càng nhiều, làm thiệt hại nghiêmtrọng về người và tài sản, gây hậu quả hết sức nặng nề và lâu dài về xã hội, kinhtế và môi trường của nhiều quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Đặc biệt làkhu vực Nam Trung Bộ, nơi có nhiều công trình hồ chứa có thể bị mất an toàntrong tương lai do biến đổi khí hậu.Trong Kịch bản BĐKH và nước biển dâng của Bộ TNMT công bố cũng nhưcác nghiên cứu trước đây, hầu hết các kết quả nghiên cứu tính toán mưa, lũ cóxét đến biến đổi khí hậu được lấy trung bình hóa từ kết quả của các mô hình khíhậu toàn cầu với lưới tính toán theo phạm vi quốc gia, không chi tiết được chovùng nhỏ gây ra sai số lớn. Chính vì vậy việc định lượng giá trị mưa hay lũtrong tương lai để tính toán thiết kế các công trình thuộc lưu vực nhỏ gặp rấtnhiều khó khăn. Chính vì vậy cần phải có một nghiên cứu để chi tiết hóa kếtquả tính toán của các mô hình khí hậu toàn cầu cho phạm vi nhỏ với lưới tínhtoán chi tiết nhằm định lượng giá trị mưa một ngày lớn nhất, lũ thiết kế có xétđến biến đổi khí hậu để phục vụ tính toán thiết kế đa ngành.Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trên Nghiên cứu sinh đã lựa chọn luận án nghiêncứu với nội dung “Nghiên cứu tính toán mưa, lũ thiết kế có xét đến biến đổikhí hậu khu vực Nam Trung Bộ” với mong muốn nghiên cứu cơ sở khoa họcchi tiết hóa và phân vùng mưa một ngày lớn nhất, đỉnh lũ thiết kế có xét đếnbiến đổi khí hậu từ các mô hình khí hậu toàn cầu khác nhau, phục vụ cho thiếtkế đa ngành và ứng dụng khác trong bối cảnh biến đổi khí hậu của khu vựcNam Trung Bộ. 32. Mục tiêu nghiên cứu• Nghiên cứu, tính toán và phân vùng lượng mưa một ngày lớn nhất khu vựcNam Trung Bộ bằng phương pháp chi tiết hóa lượng mưa, từ 11 mô hình khíhậu toàn cầu khác nhau.• Xác định phương pháp tính lũ thiết kế có xét đến BĐKH, phân vùng và xâydựng bản đồ sự gia tăng đỉnh lũ thiết kế cho lưu vực Nam Trung Bộ.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu• Đối tượng nghiên cứu của Luận án là mưa và lũ thiết kế có xét đến BĐKH.• Phạm vi nghiên cứu của Luận án là khu vực Nam Trung Bộ, bao gồm thànhphố Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, KhánhHoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứuĐể đạt được mục tiêu đề ra, tác giả đã thu thập các số liệu, tài liệu cần thiết, tiếnhành nghiên cứu tổng quan các nghiên cứu về mưa, lũ có xét đến biến đổi khíhậu, các mô hình khí hậu toàn cầu đã được sử dụng ở trong nước và trên thếgiới từ đó lựa chọn hướng tiếp cận phù hợp, vừa mang tính kế thừa vừa đảmbảo tính sáng tạo trong nghiên cứu.Các phương pháp được sử dụng trong luận án bao gồm:• Phương pháp phân tích thống kê• Phương pháp chi tiết hóa lượng mưa về từng trạm• Phương pháp mô hình toán5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễnKết quả phân tích, đánh giá các tác động của BĐKH đến lượng mưa một ngàylớn nhất cho vùng nghiên cứu, có xét đến sự khác biệt giữa các mô hình khí hậucho khu vực Nam Trung Bộ, có đóng góp khoa học về phương pháp luận tínhtoán mưa, lũ khi xét đến BĐKH. Mặt khác việc phân vùng sự gia tăng mưa, lũ 4thiết kế rất cần thiết phục vụ cho thiết kế đa ngành và các ứng dụng khác trongphát triển kinh tế, xã hội củ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: