Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bơm ép luân phiên nước - khí Hydrocacbon nhằm nâng cao hệ số thu hồi dầu tại tầng Mioxen, Bể Cửu Long

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.35 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu các phương pháp xác định áp suất trộn lẫn tối thiểu (MMP) và làm rõ cơ chế trộn lẫn, gần trộn lẫn và không trộn lẫn cho đối tượng trầm tích ở Việt Nam. Nghiên cứu các yếu tố, thông số của vỉa chứa ảnh hưởng đến khả năng áp dụng phương pháp bơm ép luân phiên nước-khí để nâng cao hệ số thu hồi dầu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bơm ép luân phiên nước - khí Hydrocacbon nhằm nâng cao hệ số thu hồi dầu tại tầng Mioxen, Bể Cửu Long BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT TRỊNH VIỆT THẮNG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆBƠM ÉP LUÂN PHIÊN NƯỚC - KHÍ HYDROCACBONNHẰM NÂNG CAO HỆ SỐ THU HỒI DẦU TẠI TẦNG MIOCEN, BỂ CỬU LONG Ngành: Kỹ thuật Dầu khí Mã số: 9520604 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI – 2019Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Khoan - Khai thác, Khoa Dầu khí,Trường Đại học Mỏ-Địa ChấtNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Cao Ngọc Lâm 2. TSKH Phùng Đình ThựcPhản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thế VinhPhản biện 2: TS Nguyễn Hải AnPhản biện 3: TS Phạm Xuân ToànLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tạiTrường Đại học Mỏ - Địa chất vào hồi …. ngày … tháng… năm 2019Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thưviện Trường đại học Mỏ - Địa chất. 1 MỞ ĐẦU1. Mục tiêu nghiên cứu Dầu khí là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, không thể tái tạo và không thể thiếu đối vớimọi quốc gia và là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với mọi ngành công nghiệp, đặc biệt ở các nướccó nền công nghiệp phát triển. Cho đến nay, số lượng các mỏ dầu khí mới, đặc biệt là các mỏ cótrữ lượng lớn được phát hiện ngày một giảm dần, trong khi đó số lượng mỏ dầu khai thác sanggiai đoạn cạn kiệt ngày càng gia tăng. Do đó, vấn đề nâng cao hệ số thu hồi dầu (Enhanced OilRecovery - EOR) ngày càng được nhiều nước, nhiều công ty đa quốc gia tập trung nghiên cứu vàứng dụng. Việt Nam là quốc gia có sản lượng khai thác dầu không lớn, chủ yếu được khai thác từ cácmỏ thuộc bể Cửu Long. Đối tượng khai thác dầu chính là thân dầu móng Granite nứt nẻ và tầngMioxen, chiếm 90% sản lượng dầu khai thác hàng năm. Sau khi đã trải qua các thời kỳ tự phunvà duy trì áp suất bằng bơm ép nước hay các giải pháp khai thác thứ cấp hệ số thu hồi dầu trungbình hiện nay của các mỏ trong khoảng 20 - 32% dầu tại chỗ. Hơn hai phần ba (2/3) lượng dầuđã phát hiện vẫn chưa thể khai thác. Như vậy, lượng dầu chưa được khai thác chiếm tới 70% vàlà tiềm năng cho các giải pháp kỹ thuật nhằm tận thu hồi lượng dầu còn lại này. Việc áp dụng cácbiện pháp gia tăng thu hồi dầu (EOR) nhằm tận thu lượng dầu còn lại tại các vỉa chứa chính lànhiệm vụ chính, cấp thiết trong những năm tới khi mà nguồn năng lượng tự nhiên ngày một hạnchế. Việc gia tăng 1-2% hệ số thu hồi dầu với các mỏ có trữ lượng lớn sẽ tương tự như phát hiệnra một mỏ nhỏ, đặc biệt là sản lượng khai thác của đối tượng của Mioxen đang giảm dần nên cầnnghiên cứu áp dụng phương pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu cho tầng Mioxen. Chính vì vậy, đềtài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bơm ép luân phiên nước - khí Hydrocacbon nhằm nâng caohệ số thu hồi dầu tại tầng Mioxen, Bể Cửu Long” mang tính cấp thiết, cần được quan tâm và ưutiên nghiên cứu. Việc đẩy nhanh công tác nghiên cứu kỹ các điều kiện của tầng Mioxen, bể CửuLong nhằm tìm ra giải pháp gia tăng thu hồi dầu hiệu quả và áp dụng thực tế là mục tiêu nghiêncứu của đề tài. Để có thể áp dụng thành công phương pháp bơm ép luân phiên nước - khí nâng cao hệ sốthu hồi dầu cho đối tượng trầm tích lục nguyên bể Cửu Long, NCS cần tập trung nghiên cứu: ➢ Từ các kết quả nghiên cứu về cơ chế bơm ép hệ chất lưu nâng cao thu hồi dầu và các dự ánđã áp dụng trên thế giới, xem xét khả năng áp dụng giải pháp kỹ thuật phù hợp với tính chất địachất, tính chất đá chứa, tính chất lưu thể và điều kiện khai thác của các mỏ dầu khí ở Việt Nam,đặc biệt là đối tượng trầm tích lục nguyên. ➢ Nghiên cứu các phương pháp xác định áp suất trộn lẫn tối thiểu (MMP) và làm rõ cơ chếtrộn lẫn, gần trộn lẫn và không trộn lẫn cho đối tượng trầm tích ở Việt Nam. ➢ Nghiên cứu các yếu tố, thông số của vỉa chứa ảnh hưởng đến khả năng áp dụng phươngpháp bơm ép luân phiên nước-khí để nâng cao hệ số thu hồi dầu. ➢ Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả nâng cao hệ số thu hồi dầu của phương pháp bơm ép luân 2phiên nước - khí trên mô hình của mỏ thực tế với các phương pháp khác.2. Phương pháp nghiên cứu ➢ Phương pháp thư mục: tổng hợp, xử lý và thống kê tài liệu sản xuất để đánh giá các khókhăn và phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình khai thác, các phương pháp xử lý đối vớigiếng khai thác và so sánh cụ thể. ➢ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các phương pháp đã thực hiện trên thế giới,đánh giá khả năng áp dụng vào mỏ Sư Tử Đen. Tập trung giải quyết bài toán cơ chế trộn lẫn/gầntrộn lần/không trộn lẫn và phân toả của các nút nước-khí, thay đổi áp suất dẫn đến thay đổi tỷ lệtrộn lẫn, thay thế trong tầng Mioxen. ➢ Phương pháp nghiên cứu thí nghiệm: Sử dụng kết quả thí nghiệm xác định áp suất trộn lẫntối thiểu (MMP) trên thiết bị “slimtube” trên mẫu dầu và khí của tầng Mioxen, bể Cửu Long. ➢ Phương pháp mô phỏng: mô phỏng số liệu trên phần mềm máy tính để tìm ra quy luật thayđổi, so sánh với các thí nghiệm trên mẫu lõi để xác định MMP. Mô phỏng thủy động lực học chotoàn bộ đối tượng nghiên cứu với các phương án bơm ép khí, các phương án bơm ép nước khíluân phiên để tối ưu giải pháp nâng cao thu hồi dầu cho tầng Mioxen, bể Cửu Long.3. Đối tượng nghiên cứu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: