Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết độ tin cậy và phân tích rủi ro trong đánh giá an toàn hồ chứa thủy lợi Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu chính của luận án là xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp luận đánh giá an toàn hồ chứa thủy lợi ở Việt Nam có xét đến ngập lụt hạ du ứng dụng LTĐTC và PTRR; vận dụng để phân tích, đánh giá an toàn cho hồ chứa Núi Cốc, Thái Nguyên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết độ tin cậy và phân tích rủi ro trong đánh giá an toàn hồ chứa thủy lợi Việt NamBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI CẦM THỊ LAN HƢƠNG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT ĐỘ TIN CẬY VÀ PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG ĐÁNH GIÁ AN TOÀN HỒ CHỨA THỦY LỢI VIỆT NAM Ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình thủy Mã số: 9580202 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, NĂM 2020Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Thủy lợiNgười hướng dẫn khoa học 1: NGND. GS.TS PHẠM NGỌC QUÝNgười hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS MAI VĂN CÔNGPhản biện 1: PGS.TS Nguyễn Văn ViPhản biện 2: GS.TS Trần Đình HòaPhản biện 3: PGS.TS Nguyễn Mai ĐăngLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại:Room 5 - K1, Trường Đại học Thủy lợi, 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nộivào lúc 08 giờ 30 ngày 13 tháng 11 năm 2020Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Thủy lợi MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết và lý do lựa chọn đề tàiTheo Bộ Nông nghiệp và PTNT, hiện cả nước có 6.750 hồ chứa thủy lợi, phânbố tại 45/63 địa phương với tổng dung tích khoảng 14,5 tỷ m3 góp phần quantrọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các hồ chứa đượcxây dựng trong điều kiện kinh tế chưa phát triển; trình độ thiết kế, thi công cònhạn chế; thiếu kinh phí bảo trì; công tác quản lý còn nhiều bất cập. Cả nước có1.200 hồ chứa bị xuống cấp, thiếu khả năng xả lũ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.Những năm gần đây, biến đổi khí hậu gây ra mưa, lũ cực đoan, bất thường ảnhhưởng nghiêm trọng đến an toàn hồ chứa. Từ năm 2010 đến nay, đã xảy ra 71sự cố đập, hồ chứa, tập trung nhiều trong 3 năm: 2017 (23 hồ), 2018 (12 hồ,đập), 2019 (11 hồ), sự cố vỡ hồ Đầm Thìn, Phú Thọ xảy ra gần đây ngày28/5/2020. Để có cơ sở quản lý an toàn và hiệu quả các hồ chứa nước, cần cósự đánh giá chính xác mức độ an toàn của hồ đập. Ở Việt Nam hiện nay, việcđánh giá an toàn công trình đầu mối (CTĐM) hồ chứa chủ yếu theo phươngpháp tất định và chưa xét đến rủi ro ngập lụt hạ du. Do đó, nhiều trường hợpđánh giá an toàn CTĐM chưa chính xác nên việc đề xuất giải pháp xử lý khôngphù hợp dẫn đến sự cố, đặc biệt là vỡ đập gây thiệt hại nặng cho công trình,ngập lụt ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng nhân dân vùng hạ du.Luận án này nghiên cứu ứng dụng lý thuyết độ tin cậy (LTĐTC) và PTRRtrong đánh giá an toàn hồ chứa có xét đến rủi ro ngập lụt hạ du để nâng cao độchính xác trong đánh giá an toàn làm cơ sở cho việc cải tạo, nâng cấp và quảnlý hồ chứa một cách khoa học và hiệu quả đáp ứng tính cấp thiết về mặt khoahọc và thực tiễn nêu trên.2. Mục tiêu nghiên cứuXây dựng cơ sở khoa học và phương pháp luận đánh giá an toàn hồ chứa thủylợi ở Việt Nam có xét đến ngập lụt hạ du ứng dụng LTĐTC và PTRR; vận dụngđể phân tích, đánh giá an toàn cho hồ chứa Núi Cốc, Thái Nguyên.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu: Hồ chứa thủy lợi đang khai thác sử dụng có lưu vực độclập, đập dâng là đập đất và vùng hạ du đập.Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu an toàn hồ chứa thủy lợi đang khai thác sửdụng trên phạm vi cả nước (1) Chỉ xét an toàn của đập chắn nước và các côngtrình có liên quan thuộc CTĐM (đập đất, tràn, cống lấy nước) trong mối liênquan đến ngập lụt vùng hạ du; (2) Hạ du chỉ chịu ảnh hưởng ngập lụt do tácđộng của một hồ chứa; không xét đến tác động của hồ chứa thượng nguồn, ảnhhưởng do nước từ lưu vực sông khác đổ về, mưa nội đồng và thủy triều; (3)Nghiên cứu điển hình đối với hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên. 14. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứuHướng tiếp cận sử dụng trong nghiên cứu gồm: Tiếp cận hệ thống, tổng thể,tiếp cận mang tính kế thừa, tiếp cận mang tính hiện đại.Phương pháp nghiên cứu chính sử dụng là LTĐTC và PTRR và một số phươngpháp nghiên cứu khoa học sau: điều tra, thu thập tài liệu, thống kê, phân tích, kếthừa các tài liệu, các công trình khoa học đã có, phương pháp mô hình toán (sửdụng mô hình MIKE 11, MIKE FLOOD để xây dựng bản đồ ngập lụt đánh giáthiệt hại ngập lụt hạ du).5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễnÝ nghĩa khoa học: Thiết lập cơ sở khoa học đánh giá an toàn hồ chứa thủy lợicó xét đến ngập lụt hạ du thông qua việc thiết lập và giải quyết 3 bài toán: Xácđịnh xác suất sự cố (XSSC) của hệ thống, xác định độ tin cậy yêu cầu của hệthống CTĐM hồ chứa nước dựa trên LTĐTC và PTRR ngập lụt hạ du hồ chứa;thiết kế công trình đầu mối hồ chứa nước đạt độ tin cậy yêu cầu.Ý nghĩa thực tiễn: Nhận dạng, phân tích các cơ chế gây mất an toàn choCTĐM hồ chứa nước thủy lợi, định lượng được mức độ an toàn của hồ chứa cóxét đến rủi ro ngập lụt hạ du thông qua việc xác định XSSC cho phép và chỉ sốĐTC yêu cầu, làm cơ sở cho việc chọn giải pháp nâng cao an toàn hồ chứa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: