Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng phương pháp phân tích rủi ro và lý thuyết độ tin cậy để xác định mức bảo đảm an toàn cho hệ thống kiểm soát ngập lụt vùng hạ du sông Đồng Nai – Sài Gòn

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.56 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung sau: Tổng quan tình trạng ngập lụt vùng hạ du lưu vực sông ĐN-SG và khu vực Tp.HCM cũng như cách xác định TCAT của các hệ thống công trình KSNL hiện nay; Tóm lược cơ sở khoa học của phương pháp PTRR & LTĐTC và lịch sử phát triển của phương pháp; Xây dựng các bài toán ứng dụng phương pháp PTRR & LTĐTC để xác định MBĐAT cho hệ thống KSNL nhiều thành phần tại vùng hạ du sông chịu ảnh hưởng kết hợp của thủy triều và lũ; và Ứng dụng xác định MBĐAT cho một hệ thống KSNL cụ thể tại khu vực Tp.HCM.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng phương pháp phân tích rủi ro và lý thuyết độ tin cậy để xác định mức bảo đảm an toàn cho hệ thống kiểm soát ngập lụt vùng hạ du sông Đồng Nai – Sài Gòn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI LÊ XUÂN BẢO ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ LÝ THUYẾT ĐỘ TIN CẬY ĐỂ XÁC ĐỊNH MỨC BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NGẬP LỤT VÙNG HẠ DU SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình thủy Mã số: 62-58-02-02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, NĂM 2017 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Thủy lợi Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. MAI VĂN CÔNG Người hướng dẫn khoa học 2: GS.TS. FRANZ NESTMANN Phản biện 1: PGS.TS. LÊ XUÂN ROANH Phản biện 2: GS.TS. TĂNG ĐỨC THẮNG Phản biện 3: TS. NGUYỄN KIÊN QUYẾT Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại: Trường Đại học Thủy Lợi vào lúc 8 giờ 30 ngày 25 tháng 5 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Thủy lợi MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu Ngập lụt tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) và vùng hạ du sông Đồng Nai- Sài Gòn (ĐN-SG) đang gây nên những khó khăn, thiệt hại cho các hoạt động dân sinh, kinh tế và trở thành vấn đề bức xúc cho người dân. Xây dựng hệ thống kiểm soát ngập lụt (KSNL) hiệu quả đang là yêu cầu cấp bách đối với thành phố. Trong đó, việc xác định Mức bảo đảm an toàn chống ngập (MBĐAT) là yêu cầu quan trọng vì nó quyết định quy mô đầu tư và hiệu quả chống ngập của hệ thống. MBĐAT đang áp dụng cho khu vực Tp.HCM hiện nay tương ứng với Tiêu chuẩn an toàn (TCAT) cho công trình Cấp I với tần suất thiết kế là 1/250 năm (PTK=0,4%). Theo Quy phạm hiện hành, TCAT được xác định căn cứ vào diện tích, dân số, lưu lượng và độ ngập sâu trung bình. Phương pháp xác định TCAT hiện nay còn mang tính chủ quan vì chưa xem xét thấu đáo các yếu tố rủi ro tiềm tàng liên quan đến đặc thù của vùng được bảo vệ như giá trị kinh tế xã hội, tốc độ tăng trưởng, vị trí địa chính trị quan trọng và điều kiện tự nhiên phức tạp khi đồng thời chịu tác động bởi lũ từ sông, nước dâng và thủy triều từ biển. Điều này có thể dẫn đến hai tình huống: i) Giá trị TCAT được chọn cao hơn so với yêu cầu thực tiễn, dẫn đến quy mô đầu tư cao, gây lãng phí trong đầu tư và ii) TCAT thấp hơn dẫn đến không đáp ứng được yêu cầu về an toàn cần thiết. Do đó, cần phải có các nghiên cứu để xác lập cơ sở khoa học trong việc xác định MBĐAT cho khu vực này một cách toàn diện và tin cậy hơn. Chính vì vậy lựa chọn đề tài “Ứng dụng phương pháp phân tích rủi ro và lý thuyết độ tin cậy để xác định mức bảo đảm an toàn cho hệ thống kiểm soát ngập lụt vùng hạ du sông Đồng Nai – Sài Gòn” đảm bảo tính khoa học và đáp ứng được tính cấp thiết của thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu là: i) xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp luận xác định MBĐAT cho các hệ thống KSNL nhiều thành phần vùng hạ du sông chịu ảnh hưởng kết hợp của thủy triều và lũ phù hợp hơn trong điều kiện Việt Nam; và ii) 1 ứng dụng tính toán cho một hệ thống KSNL tại khu vực Tp.HCM thuộc vùng hạ du sông ĐN-SG. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là MBĐAT của hệ thống KSNL nhiều thành phần tại vùng hạ du sông chịu ảnh hưởng kết hợp của thủy triều và lũ gồm: mức độ rủi ro do ngập lụt của vùng được bảo vệ; MBĐAT của hệ thống công trình KSNL điển hình. Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống công trình KSNL tạo thành vành đai khép kín bảo vệ phần phía Nam của vùng IA1-3 thuộc dự án chống ngập khu vực Tp.HCM giai đoạn I và vùng được bảo vệ. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Các phương pháp tiếp cận được sử dụng trong nghiên cứu gồm: tiếp cận hệ thống, tiếp cận tổng hợp, tiếp cận bền vững và tiếp cận hiện đại. Phương pháp nghiên cứu chính là phát triển ứng dụng Phương pháp phân tích rủi ro và lý thuyết độ tin cậy (PTRR & LTĐTC) và một số phương pháp khác như: phương pháp kế thừa; phương pháp chuyên gia; phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý các số liệu cơ bản đã có; phương pháp toán thống kê; hay phương pháp mô hình, mô phỏng. 5. Nội dung nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung sau: 1) Tổng quan tình trạng ngập lụt vùng hạ du lưu vực sông ĐN-SG và khu vực Tp.HCM cũng như cách xác định TCAT của các hệ thống công trình KSNL hiện nay; 2) Tóm lược cơ sở khoa học của phương pháp PTRR & LTĐTC và lịch sử phát triển của phương pháp; 3) Xây dựng các bài toán ứng dụng phương pháp PTRR & LTĐTC để xác định MBĐAT cho hệ thống KSNL nhiều thành phần tại vùng hạ du sông chịu ảnh hưởng kết hợp của thủy triều và lũ; và 4) Ứng dụng xác định MBĐAT cho một hệ thống KSNL cụ thể tại khu vực Tp.HCM. 2 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa khoa học Lý giải được việc sử dụng phương pháp PTRR & LTĐTC để xác định MBĐAT hợp lý cho hệ thống KSNL nhiều thành phần tại vùng hạ du sông chịu ảnh hưởng kết hợp của thủy triều và lũ; từ đó đưa ra được các sơ đồ bài toán và thuật giải cụ thể cho nội dung nghiên cứu. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Ứng dụng thành công cho một hệ thống KSNL vùng hạ du sông ĐN-SG, từ đó mở ra hướng áp dụng rộng rãi cho các công trình tương tự. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, luận án được trình bày trong 4 chương gồm: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu MBĐAT của hệ thống KSNL vùng hạ du sông ĐN-SG; Chương 2: Cơ sở khoa học của phương pháp PTRR & LTĐTC; Chương 3: Xây dựng các bài toán ứng dụng PTRR & LTĐTC cho hệ thống KSNL nhiều thành phần tại vùng hạ du sông chịu ảnh hưởng kết hợp của thủy triều và lũ; và Chương 4: Ứng dụng phương pháp PTRR & LTĐTC xác định MBĐAT hợp lý cho một hệ thống KSNL khu vực Tp.HCM. CHƯƠN ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: