Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số cơ sở khoa học nhằm bảo tồn loài Đỗ quyên lá nhọn (Rhododendron moulmainense Hook. f.) tại Lâm Đồng

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 783.41 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài "Nghiên cứu một số cơ sở khoa học nhằm bảo tồn loài Đỗ quyên lá nhọn (Rhododendron moulmainense Hook. f.) tại Lâm Đồng" góp phần bổ sung thông tin về đặc điểm sinh học, phân bố, sinh thái, lâm học, đa dạng di truyền, kỹ thuật nhân giống bằng hom và trồng thử nghiệm Đỗ quyên lá nhọn tại Lâm Đồng và khu vực Tây Nguyên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số cơ sở khoa học nhằm bảo tồn loài Đỗ quyên lá nhọn (Rhododendron moulmainense Hook. f.) tại Lâm ĐồngBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM ***** LƯU THẾ TRUNGNGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM BẢO TỒN LOÀI ĐỖ QUYÊN LÁ NHỌN (Rhododendron moulmainense Hook. f) TẠI LÂM ĐỒNG Chuyên ngành đào tạo: Lâm sinh Mã ngành: 9 62 02 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP Giáo viên hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS: Phí Hồng Hải 2. PGS.TS. Trần Văn Tiến HÀ NỘI 2022 Công trình được hoàn thành tại Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam Người hướng dẫn khoa học 1. PGS.TS. Phí Hồng Hải 2. PGS.TS. Trần Văn Tiến TS. Phí Hồng Hải Chủ tịch Hội đồng: GS. TS Võ Đại Hải Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Xuân Hoàn Phản biện 2: PGS. TS Trần Minh Hợi Phản biện 3: PGS. TS Đỗ Hữu SơnLuận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Việnhọp tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Namvào ngày tháng năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại: thư viện Quốc gia và thư viện Viện khoa học lâm nghiệp Việt NamCÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN1) Lưu Thế Trung, Phí Hồng Hải và Trần Văn Tiến (2020), “Đặc điểmcấu trúc tổ thành và đa dạng sinh học các quần thể Đỗ quyên lá nhọn(Rhododendron moulmainense Hook. f.) tại Lâm Đồng”, Tạp chí Khoa họcLâm nghiệp, (1), tr 3-9.2) Lưu Thế Trung, La Ánh Dương, Trần Văn Tiến, Lê Ngọc Triệu vàPhí Hồng Hải (2020), “Genetic diversity of naturally distributedrhododendron moulmainense Hook. f. populations in Lam Vien plateau,Viet Nam revealed by ISSR and SCoT markers”, Malaysian AppliedBiology, 49 (5), pp.41-52. 1 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của luận án Đỗ quyên là một nhóm các loài cây cho hoa đẹp, đa tác dụng, có giátrị về nhiều mặt nên được rất nhiều người ưa thích. Trong tự nhiên, loài cóphân bố tập trung ở những vùng núi cao, có khí hậu quanh năm mát mẻ.Về phân họ Đỗ quyên có 80 chi và hơn 2.500 loài phân bố rộng rãi trêncác núi cao ở các nước Á nhiệt đới, ôn đới và hàn đới, không tìm thấy ở samạc và thảo nguyên. Ở nước ta có 12 chi và 79 loài, phần lớn chúng mọc ởvùng núi cao (Phạm Hoàng Hộ, 1999); (Võ Văn Chi và cộng sự, 1978).Riêng tại Lâm Đồng, có khoảng 22 loài, phân bố tập trung ở những vùngcao trên 1.250m như Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà (Đỗ Cao Trí, 2011)và Hòn Nga thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Sêrepok (Nông Văn Duy vàcộng sự, 2014; Nguyễn Thị Thanh Hương và cộng sự, 2012a; 2012b) Đỗ quyên lá nhọn (Rhododendron moulmainense Hook. f.) là cây bụihoặc cây gỗ nhỏ, cao cây từ 3 m đến 7 m và có nhiều cành nhánh, thườngxanh. Hoa thuộc loại lưỡng tính, hoa kép, màu trắng hồng hoặc màu hồng(Li và cộng sự, 2009). Loài có nhiều công dụng khác nhau, rễ cây dùnglàm thuốc trị lao phổi, tiêu đờm và tiêu viêm tổn thương do ngã và thuốcgây mê (Võ Văn Chi, 2012; Robert và cộng sự, 2018). Loài thường mọcrải rác trong rừng rậm núi cao 800 - 2000 m tại Lai Châu, Lào Cai, CaoBằng, Đà Nẵng, Kon Tum và Lâm Đồng (Nguyễn Thị Thanh Hương vàcộng sự, 2011; Võ Văn Chi, 2012). Tuy nhiên, các quần thể của loài hầuhết là quần thể nhỏ, đã bị suy giảm nhanh (hơn 50% trong thời gian 10năm gần đây) và hiện nay tiếp tục suy giảm số lượng cá thể trong quần thể.Như vậy, loài Đỗ quyên lá nhọn được xếp vào mức độ sắp nguy cấp VU.A2a; B2b; C2b (iii, iv); D2b (iii, iv) và cần phải có biện pháp bảo tồn đểphát triển trong tương lai (Nông Văn Duy và cộng sự, 2014). Đến nay cácnghiên cứu về Đỗ quyên lá nhọn còn rất hạn chế, chủ yếu là mô tả đặcđiểm hình thái, phân bố và bước đầu nghiên cứu nhân giống. Tuy nhiênchưa có các nghiên cứu chi tiết, chuyên sâu về đặc điểm phân bố, sinh thái,lâm học, nhân giống và đa dạng di truyền. Xuất phát từ những lý do nêutrên, luận án: “Nghiên cứu một số cơ sở khoa học nhằm bảo tồn loài Đỗquyên lá nhọn (Rhododendron moulmainense Hook. f.) tại Lâm Đồng”là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần cung cấp bổ sung 2các luận cứ khoa học phục vụ cho công tác bảo tồn loài Đỗ quyên lá nhọntại Lâm Đồng.2. Mục tiêu của luận án 2.1. Mục tiêu chung Xây dựng được một số cơ sở khoa học góp phần bảo tồn nguồn genĐỗ quyên lá nhọn tại Lâm Đồng. 2.2. Mục tiêu cụ thể Xác định được một số đặc điểm sinh học, sinh thái và đặc điểm ditruyền nguồn gen loài Đỗ quyên lá nhọn tại Lâm Đồng; Xác định được biện pháp kỹ thuật nhân giống loài Đỗ quyên lá nhọnnhằm bảo tồn nguồn gen loài cây này tại Lâm Đồng; Đề xuất bổ sung được một số giải pháp bảo tồn loài Đỗ quyên lá nh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: