Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu tính đa dạng thực vật làm cơ sở cho công tác bảo tồn tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Số trang: 30      Loại file: pdf      Dung lượng: 848.43 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (30 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài "Nghiên cứu tính đa dạng thực vật làm cơ sở cho công tác bảo tồn tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị" cung cấp dữ liệu chi tiết về tính đa dạng của thực vật ở Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị; đề xuất được các giải pháp cho quản lý bảo tồn đa dạng thực vật tại Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu tính đa dạng thực vật làm cơ sở cho công tác bảo tồn tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng TrịBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP *********** HÀ VĂN HOANNGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT LÀM CƠSỞ CHO CÔNG TÁC BẢO TỒN TẠI KHU BẢO TỒNTHIÊN NHIÊN BẮC HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ Ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 9620211 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP HÀ NỘI, 2022Trường Đại học Lâm nghiệp - Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà NộiNgười hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Xuyến PGS. TS. Vũ Quang Nam Phản biện 1: .............................................. Phản biện 2: .............................................. Phản biện 3: .............................................Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấpTrường tại Trường Đại học Lâm nghiệp.Vào hồi ..... giờ ..... ngày .... tháng ....... năm 2022Có thể tìm hiểu luận án tại:Thư viện Quốc giaThư viện Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ1. Đỗ Thị Xuyến, Nguyễn Anh Đức, Đặng Minh Tú, Hà VănHoan (2015), Hiện trạng các loài khuyết thực vật tại Khu bảo tồnthiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Báo cáo khoa học vềSinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lầnthứ 6, tr 409-417.2. Đỗ Thị Xuyến, Vũ Xuân Phương, Hà Văn Hoan, Nguyễn AnhĐức (2016), Chi Ô pi (Opithandra B. L. Burtt) và loài Ô pi QuảngĐông (Opithandra dinghushanensis W.T.Wang) chi và loài bổsung cho hệ thực vật Việt Nam từ Khu bảo tồn thiên nhiên BắcHướng Hóa, tỉnh Quảng Tri. Tạp chí khoa học Đại học Quốc giaHà Nội, số 1S, tập 32, tr 142-146.3. Hà Văn Hoan, Nguyễn Tân Hiếu, Đỗ Thị Xuyến, Nguyễn AnhĐức (2017), Hiện trạng các loài cây bị đe dọa tại Khu bảo tồnthiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Báo cáo khoa học vềSinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lầnthứ 7, tr 724-730.4. Hà Văn Hoan, Đỗ Thị Xuyến, Nguyễn Anh Đức, Lã Thị Thùy,Kiều Cẩm Nhung, Vũ Quang Nam (2019), Hiện trạng các loàithực vật hạt trần tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnhQuảng Trị. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 24năm 2019. Trang 134-139.5. Hà Văn Hoan, Nguyễn Tân Hiếu, Đỗ Văn Hài, Trần Thế Bách,Bùi Hồng Quang, Dương Thị Hoàn, Lê Ngọc Hân, Trần ĐứcBình, Vũ Anh Thương, Lã Thị Thùy, Đỗ Thị Xuyến, 2021. Ghinhận loài mới thuộc họ myrtaceae cho hệ thực vật việt nam từ KhuBTTN Bắc Hướng Hóa - tỉnh quảng trị. Tạp chí Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn. N0 413. 130-134. MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Nghiên cứu về hệ thực vật rừng là một trong những nhiệm vụ quantrọng hàng đầu cho công tác nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học(ĐDSH). Việc nghiên cứu về hệ thực vật giúp người ta hiểu biết rõ đượcthành phần, tính chất các hệ thực vật ở từng nơi, từng vùng, nhằm xâydựng mô hình về khai thác, sử dụng, phát triển và bảo vệ nguồn tài nguyênthực vật một cách bền vững. Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị,cách thành phố Đông Hà khoảng 70 km về phía Tây Bắc. Có diệntích 23.456,7 ha, đa phần diện tích nằm ở phía Tây của dãy TrườngSơn trong đó phải kể đến là vùng địa hình cao nhất của tỉnh QuảngTrị với hai đỉnh núi cao nổi trội đỉnh Sa Mù (1550 m) và đỉnh VoiMẹp (1700 m), là nơi có hệ thực vật phong phú và hệ sinh thái điểnhình của vùng đồi núi Trung Trường Sơn và là nơi lưu giữ các nguồngen thực vật quý, hiếm, nguy cấp. Hiện tại vùng đệm của Khu bảotồn có 2 dân tộc Vân Kiều và Kinh cùng sinh sống. Đời sống của họcòn phụ thuộc nhiều vào rừng. Tuy nhiên, hiện nay trong khu bảo tồnvẫn còn diễn ra các hoạt động như phát nương làm rẫy, khai thác gỗvà lâm sản ngoài gỗ, săn bắt động vật rừng và lấn chiếm đất rừng.Điều đó đã làm suy giảm ĐDSH nói chung và suy giảm đa dạng thựcvật, tài nguyên rừng nói riêng và ảnh hưởng tới cảnh quan, môitrường sống. Hiện tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa cũng chỉ có mộtvài nghiên cứu được triển khai, chưa có nghiên cứu đầy đủ nào đượcthực hiện ở khu vực nhằm tìm ra các giải pháp bảo tồn đa dạng thựcvật. Vì lý do đó, tác giả thực hiện đề tài: Nghiên cứu tính đa dạngthực vật làm cơ sở cho công tác bảo tồn ở Khu Bảo tồn thiên nhiênBắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Đánh giá được hiện trạng đa dạng thực vật bậccao có mạch và đề xuất được các giải pháp bảo tồn tại Khu Bảo tồnthiên nhiên Bắc Hướng Hóa. - Mục tiêu cụ thể: + Xây dựng được danh lục các loài thực vật ở Khu BTTN BắcHướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. + Đánh giá được tính đa dạng thực vật về hệ thực vật và thảm thựcvật ở Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. + Đề xuất được các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật ở KhuBTTN Bắc Hướng Hó ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: