Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế (1802-1945) - Sự hình thành và nghi thức tế tự

Số trang: 52      Loại file: pdf      Dung lượng: 762.31 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (52 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước, tiếp tục đi sâu tìm hiểu cơ sở của sự ra đời, quá trình hình thành và phát triển qua các thời kỳ trong lịch sử cũng như các đặc điểm của các đàn miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễn ở Huế, từ đó làm rõ ý nghĩa và vai trò của các công trình đàn miếu và nghi lễ đại tự đối với triều đại này trong lịch sử Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế (1802-1945) - Sự hình thành và nghi thức tế tự ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUỲNH THỊ ANH VÂNCÁC ĐÀN MIẾU ĐẠI TỰ TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ (1802-1945): SỰ HÌNH THÀNH VÀ NGHI THỨC TẾ TỰ Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62.22.03.13 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HUẾ - NĂM 2016 Công trình được hoàn thành tại khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Bang TS. Phan Thanh HảiPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huếhọp tại: số 3, đường Lê Lợi, TP Huế.Vào hồi…….ngày….. tháng…… năm 2016Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện trường Đại học Khoa học, Đạihọc Huế và Thư viện Quốc gia. MỞ ĐẦU 1.1. Tính khoa học và thực tiễn của đề tài Về ý nghĩa khoa học: Việc nghiên cứu các công trình đànmiếu và nghi lễ đại tự trong mối liên hệ thống nhất về ý nghĩa triết lývà vai trò của các công trình này đối với các triều đại quân chủ ở ViệtNam, đặc biệt dưới triều Nguyễn, là một việc cần thiết nhằm cungcấp thêm cơ sở khoa học cho các hoạt động bảo tồn và phát huy giátrị di sản văn hóa Huế hiện nay. Đây cũng sẽ là luận án đầu tiên tậptrung đánh giá đầy đủ, khách quan và hệ thống về quá trình hìnhthành và phát triển của các đàn miếu đại tự triều Nguyễn tại Huế vànghi thức tế tự. Mặt khác, phần lớn các bài viết, công trình nghiên cứu về cácđàn miếu và nghi thức tế đại tự đều chỉ dừng lại ở việc mô tả về lịchsử, quy mô kiến trúc hoặc sự kiện chứ chưa đi sâu phân tích vai tròvà ý nghĩa về mặt xã hội của các đàn miếu và nghi thức tế đại tựtrong những hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể. Việc nghiêncứu các đàn miếu và nghi thức tế đại tự trong mối tương quan vớinhững hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể sẽ giúp đưa ranhững đánh giá toàn diện và khách quan đối với các hoạt động nàytrong lịch sử cũng như trong giai đoạn hiện nay. Về ý nghĩa thực tiễn, luận án sẽ hỗ trợ việc nghiên cứu vàgiảng dạy về triều Nguyễn ở những khía cạnh có liên quan trong nhàtrường và cho công tác bảo tồn, phục dựng, đáp ứng nhu cầu du lịchvăn hóa, đặc biệt là văn hóa tâm linh vùng Huế. Đồng thời, dựa trênnhững kết quả nghiên cứu về đặc điểm của các đàn miếu và nghi lễ đạitự triều Nguyễn ở Huế, luận án sẽ đưa ra một số đề xuất hướng bảo tồnvà phát huy giá trị các đàn miếu đại tự trong giai đoạn hiện nay, đặcbiệt là khi các nghi thức tế đại tự của triều Nguyễn hiện đang đượcphục dựng ở những quy mô khác nhau và có nhiều ý kiến khác nhauvề việc phục dựng này. Từ những ý nghĩa trên, tác giả chọn vấn đề“Các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế (1802-1945): sự hình thànhvà nghi thức tế tự” làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sửViệt Nam. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các đàn miếu đại tự triềuNguyễn ở Huế, bao gồm: đàn Nam Giao, các miếu thờ tổ tiên của họNguyễn trong khu vực Hoàng thành Huế (Triệu Tổ Miếu, Thái Tổ 1Miếu, Thế Tổ Miếu và Hưng Tổ Miếu) và đàn Xã Tắc, cùng các nghilễ tế tự tương ứng, bao gồm lễ tế Giao, lễ tế miếu và lễ tế Xã Tắc. Không gian nghiên cứu của đề tài là tại Huế, tập trung chủ yếuở khu vực đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc và các miếu thờ của triềuNguyễn trong Hoàng thành Huế. Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian của đề tài là quá trìnhhình thành và phát triển của các đàn miếu đại tự triều Nguyễn tại Huếtừ khi mới lập nên triều đại cho đến khi kết thúc (1802-1945). Tuynhiên, sự hình thành của các đàn miếu đại tự của triều Nguyễn có sựkế thừa từ các hình thức đàn miếu đại tự cùng loại của các triều đạitrước nên luận án sẽ có phần sơ khảo về lịch sử hình thành và pháttriển của các hình thức đàn miếu đại tự dưới các triều đại trướcNguyễn ở Việt Nam. Mặt khác, các đàn miếu đại tự hiện vẫn đangđược bảo tồn và phát huy giá trị cùng với những hoạt động văn hóađặc sắc. Vì vậy, luận án cũng sẽ tìm hiểu về các đàn miếu đại tự vàhoạt động nghi lễ trong thời gian từ sau 1945 đến thời điểm hoàn tấtluận án (cuối năm 2015) để có thêm cơ sở cho những đề xuất hướngnghiên cứu trong tương lai. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Nhìn chung, đến nay đã có một số công trình nghiên cứu vềcác đàn miếu đại tự và những nghi lễ liên quan dưới triều Nguyễn.Tuy nhiên, các công trình này chỉ dừng lại ở việc mô tả từng đốitượng riêng lẻ hoặc đề cập đến đối tượng ở những khía cạnh và mứcđộ nhất định. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của những ngườiđi trước, luận án sẽ tiếp tục đi sâu tìm hiểu cơ sở của sự ra đời, quátrình hình thành và phát triển qua các thời kỳ trong lịch sử cũngnhư các đặc điểm của các đàn miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễnở Huế, từ đó làm rõ ý nghĩa và vai trò của các công trình đàn miếu vànghi lễ đại tự đối với triều đại này trong lịch sử Việt Nam. Dưới nhiều tác động của các bối cảnh chính trị, xã hội khácnhau, các đàn miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễn ở Huế hiện đã vàđang được bảo tồn, phát huy giá trị tích cực trong bối cảnh mới. Quymô và nhiều yếu tố gắn liền với chúng như trình tự nghi thức, trangphục, đồ tự khí và lễ vật cúng tế cũng có nhiều thay đổi nhằm thíchnghi với hoàn cảnh hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án cũngnhằm góp thêm cơ sở khoa học để đảm bảo sự cân bằng giữa mục 2tiêu bảo tồn tính chân xác của di sản với việc phát huy giá trị di sảnvăn hóa phục vụ phát triển du lịch một cách bền vững. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích nêu trên, luận án cần tập hợpthành hệ thống những thông tin liên quan đến lịch sử hình thành,việc quy hoạch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: