Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ năm 1996 đến năm 2015

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 308.75 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ năm 1996 đến năm 2015, trên cơ sở đó luận án đúc kết một số kinh nghiệm để thực hiện tốt chiến lược đại đoàn kết dân tộc ở Tuyên Quang trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ năm 1996 đến năm 2015 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HOÀNG THỊ TRANG ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANGLÃNH ĐẠO THỰC HIỆN ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2015 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 9 22 90 15 HÀ NỘI - 2020 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. Nguyễn Trọng Phúc 2. TS. Phạm Văn HồPhản biện 1: ............................................................................... ...............................................................................Phản biện 2: ............................................................................... ...............................................................................Phản biện 3: ............................................................................... ............................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận áncấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi...... giờ......ngày..... tháng..... năm 20...... Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, chủ trương nhất quán củaĐảng Cộng sản Việt Nam. Trong thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng đã banhành nhiều chủ trương, chính sách, nghị quyết chuyên đề về đại đoàn kếttoàn dân tộc; đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa IX (2003) “về phát huy sức mạnh đại đoàn kếttoàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh”; các nghị quyết về xây dựng giai cấp công nhân, nông dân, tríthức, dân tộc, tôn giáo, thanh niên, phụ nữ… Quán triệt quan điểm và cụ thể hóa chủ trương của Đảng về đạiđoàn kết dân tộc, Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo chính quyền,Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tổ chức triển khai các Nghịquyết của Trung ương, Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; chươngtrình hành động thực hiện nghị quyết của huyện, thị ủy, đảng ủy trựcthuộc, chi, đảng bộ cơ sở đến cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân.Quá trình tổ chức thực hiện đại đoàn kết dân tộc ở Tuyên Quang giai đoạn(1996-2015) đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình thực hiện đại đoànkết dân tộc ở Tuyên Quang vẫn còn những bất cập, hạn chế. Vì vậy, đãhơn 30 năm đổi mới nhưng Tuyên Quang vẫn là một tỉnh nghèo, còn nhiềukhó khăn, thách thức. Quy mô kinh tế nhỏ, phát triển chưa bền vững, nguycơ tụt hậu về kinh tế so với cả nước còn cao; hiệu quả và năng lực cạnhtranh của nền kinh tế còn thấp... Đời sống một bộ phận đồng bào vùng sâu,vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Trật tự, an toàn xã hội, an ninh dân tộc,tôn giáo ở một số địa bàn vẫn tiềm ẩn phức tạp, dễ gây mất ổn định. Đánh giá một cách khách quan những kết quả đạt được, cũng nhưnhận rõ những hạn chế, rút ra những kinh nghiệm thực hiện đại đoàn kết 2dân tộc, nghiên cứu sinh chọn vấn đề: “Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnhđạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ năm 1996 đến năm 2015” làm đềtài luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện đạiđoàn kết dân tộc từ năm 1996 đến năm 2015, trên cơ sở đó luận án đúc kếtmột số kinh nghiệm để thực hiện tốt chiến lược đại đoàn kết dân tộc ởTuyên Quang trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án - Luận giải những yếu tố tác động đến quá trình Đảng bộ tỉnh TuyênQuang lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ năm 1996 đến năm 2015. - Hệ thống quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam vềchiến lược đại đoàn kết dân tộc - Làm rõ chủ trương, sự vận dụng và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh TuyênQuang về thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ năm 1996 đến năm 2015. - Đánh giá những ưu điểm, hạn chế từ quá trình lãnh đạo thực hiệnchiến lược đại đoàn kết dân tộc; từ đó, đúc kết một số kinh nghiệm để gópphần thực hiện tốt đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh Tuyên Quangtrong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh TuyênQuang (chủ trương và sự chỉ đạo) về thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ năm1996 đến năm 2015. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: đại đoàn kết dân tộc có nội dung rất rộng,trong giới hạn nghiên cứu, Luận án tập trung nghiên cứu quá trình Đảngbộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. 3Cụ thể ở các nội dung: phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-anninh, xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thểquần chúng. - Về không gian: nghiên cứu quá trình thực hiện đại đoàn kết dân tộctrong toàn tỉnh, bao gồm 1 thành phố và 6 huyện. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh TuyênQuang lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ năm 1996 đến năm 2015.Năm 1996, là năm diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lầnthứ XII, đến năm 2015 là năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnhTuyên Quang lần thứ XV. Để đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: