Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Hệ thống thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 640.97 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án còn đánh giá vai trò của hệ thống thuỷ nông đối với đời sống kinh tế, xã hội ở vùng Tây Nam Bộ trong khoảng thời gian đề tài xác định; đồng thời, rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống thủy nông ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Hệ thống thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH _____________________________ NGUYỄN NGỌC HUYỀNHỆ THỐNG THỦY NÔNG Ở VÙNG TÂY NAM BỘ TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 922.9013 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGHỆ AN, 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH _____________________________________________ NGUYỄN NGỌC HUYỀNHỆ THỐNG THỦY NÔNG Ở VÙNG TÂY NAM BỘ TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 922.9013 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Trọng Văn 2. TS. Đặng Như Thường NGHỆ AN, 2023 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Việt Nam là một nước nông nghiệp. Nông nghiệp gắn liền với thủy lợi làmối quan hệ đã được xác lập từ rất lâu trong lịch sử dân tộc. Để phát triển sản xuấtnông nghiệp, đặc biệt nông nghiệp trồng lúa nước, được xem là một trong những biệnpháp vô cùng quan trọng đảm bảo cho việc tưới, tiêu nước và phục vụ đời sống dânsinh. Chính vì thế, thủy nông là một vấn đề sống còn của nền sản xuất nông nghiệptrồng lúa nước và quan trọng hơn, thủy nông phải đi trước một bước để tạo điều kiệncho nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa phát triển. Xuất phát từ lí do trên, các chínhquyền trong mọi thời kỳ của lịch sử Việt Nam đều rất quan tâm phát triển thủy nôngnói riêng và thủy lợi nói chung. 1.2. Là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước và có nhiềuđóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt làkim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thủy nôngở Việt Nam đang gặp phải những khó khăn nhất định, như: biến đổi khí hậu, các hiểmhọa khí hậu và thiên tai đang ngày càng tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng trêntoàn thế giới; lũ lụt, hạn hán, gia tăng mực nước biển và các hiện tượng cực đoankhác luôn gây khó khăn cho đời sống, có tác động trầm trọng hơn đến bộ phận cưdân, thiệt hại thường xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, dulịch, cũng như toàn bộ nền kinh tế nói chung… 1.3. Thực tế lịch sử đã khẳng định, sự tồn tại và phát triển kinh tế của khu vựcTây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015 gắn liền với một hệ thống thủy nông, kênhrạch, đê, cống, thuỷ nông nội đồng, trạm bơm... Đây chính là cầu nối cho các hoạtđộng kinh tế, xã hội và gắn kết các thành phần kinh tế, các nguồn lực với nhau trongquá trình phát triển và hội nhập của vùng đất này. Tuy nhiên, bài toán đặt ra hiện naylà cần phải tham khảo cách giải quyết từ thực tiễn xây dựng hệ thống thủy nông ởTây Nam Bộ dưới thời Nhà Nguyễn và thời thuộc Pháp. Trên cơ sở đó, Tây Nam Bộcũng cần triệt để khai thác ưu thế, thuận lợi mà điều kiện tự nhiên mang lại để pháttriển bền vững; nhanh chóng áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật để hiện đại hóa cơ sởhạ tầng để có động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội; tận dụng lợi thế địa - chínhtrị của vùng, để kết nối các trung tâm giao thương kinh tế, xã hội quan trọng… nhằmhình thành và phát triển hệ thống thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ đúng với bản chất vốncó của nó. 2 1.4. Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế,chính trị và xã hội ở vùng Tây Nam Bộ từ nhiều ngành khoa học khác nhau, nhất làkhoa học lịch sử. Tuy nhiên, số công trình khoa học nghiên cứu về thủy lợi, thủynông mà cụ thể nghiên cứu về việc tổ chức, thực hiện đào vét kênh rạch, đắp đê ngănchặn lũ lụt, chống biến đổi khí hậu và nước biển xâm nhập mặn..., giải quyết việctưới tiêu đồng ruộng, đẩy mạnh chính sách trọng nông của vùng Tây Nam Bộ chưanhiều và cũng chưa nhận được sự quan tâm đúng mực của các nhà sử học trong vàngoài nước. Bởi vậy, đây thực sự là một khoảng trống khi nghiên cứu về tình hìnhkinh tế nông nghiệp nói chung và thuỷ nông nói riêng từ năm 1954 đến nay. Với những lí do kể trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Hệ thống thuỷ nông ởvùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015” làm luận án Tiến sĩ Lịch sử nhằmtái hiện lại một cách sinh động bức tranh thuỷ nông ở Tây Nam Bộ từ năm 1954 đếnnăm 2015. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu hệ thống thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm2015, luận án nhằm phục dựng lại một cách có hệ thống hệ thống thuỷ nông ở vùngTây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015 trên các phương diện: chủ trương chínhsách, nguồn vốn đầu tư các công trình dự án, triển khai thực hiện các công trình dựán, thành tựu và hạn chế. Bên cạnh đó, luận án còn đánh giá vai trò của hệ thống thuỷ nông đối với đờisống kinh tế, xã hội ở vùng Tây Nam Bộ trong khoảng thời gian đề tài xác định; đồngthời, rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và phát triển hệthống thủy nông ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với tính chất là công trình nghiên cứu độc lập về đề tài: “Hệ thống thuỷ nông ởvùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015, nhiệm vụ cụ thể của luận án là: - Tập hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu nghiên cứu về hệ thống thủy nôngvùng Tây Nam Bộ. - Trình bày điều kiện tự nhiên và những yếu tố tác động đến quá trình hìnhthành, phát triển hệ thống thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015. - Phục dựng quá trình đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thuỷ nông; thànhtựu và hạn chế của thủy nông Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015. 3 - Đánh giá tác động của hệ thống thủy nông ở vùng Tây Nam Bộ đối với pháttriển kinh t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: