Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Lịch sử: Hoạt động đối ngoại của Đảng từ năm 1930 đến năm 1945

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 568.37 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung của luận án là làm rõ quá trình nhận thức và đường lối của Đảng về công tác đối ngoại cũng như những tình huống đối ngoại tiêu biểu của Đảng từ 1930 đến 1945, trên cơ sở đó, góp phần làm sáng tỏ hoạt động đối ngoại của Đảng, rút ra những ưu điểm, hạn chế và kinh nghiệm về đối ngoại của Đảng từ 1930 đến 1945.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Lịch sử: Hoạt động đối ngoại của Đảng từ năm 1930 đến năm 1945HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ CHUYÊN NGÀNH: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 62 22 03 15 HÀ NỘI – 2017 Luận án được hoàn thành tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học : 1. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hà 2. TS. Trần Thị Nhẫn Phản biện 1: …………………………………………… …………………………………………… Phản biện 2: …………………………………………… …………………………………………… Phản biện 3: …………………………………………… ……………………………………………Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi……giờ……ngày……tháng…….năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Đối ngoại là hoạt động quan trọng với Đảng Cộng sản Việt Nam.Thời kỳ Đảng lãnh đạo đất nước đi đến độc lập tự do 1930-1945 là giaiđoạn hoạt động đối ngoại dưới sự lãnh đạo của Đảng góp phần to lớnvào thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Những chủ trương, đường lốiđối ngoại, các đối sách của Đảng trong quan hệ đối ngoại thời kỳ nàycho thấy sự tài tình, nhạy bén của Đảng đối với mỗi một đối tượng riêng. Những hoạt động đối ngoại của Đảng trong thời kỳ 1930-1945 đượctiến hành trong bối cảnh Đảng chưa phải đảng cầm quyền. Để vượt quatrở ngại này, Đảng đã linh hoạt sử dụng nhiều danh nghĩa khác nhau: khiliên hệ với các tổ chức cộng sản thì dùng chính danh Đảng, còn khi giaothiệp với các nước tư bản trong khối Đồng minh thì dưới danh nghĩa mặttrận chống phát xít. Xét đến hoàn cảnh khó khăn mà Đảng phải đươngđầu, những thành công trong hoạt động đối ngoại mà Đảng đạt được thờikỳ này càng có ý nghĩa to lớn. Từ việc phân tích các chủ trương, chính sách đúng đắn, cách ứng xửphù hợp của Đảng trong hoạt động đối ngoại từ năm 1930 đến năm 1945để đạt được mục tiêu giải phóng dân tộc, có thể hiểu rõ hơn hoạt độngđối ngoại phong phú để vượt qua khó khăn thử thách của Đảng trongthời kỳ lịch sử đầy biến động và quan trọng nhưng còn ít được nghiêncứu, tìm hiểu này. Qua đó, có thể rút ra những kinh nghiệm cần thiết vềđối ngoại trong xu thế hội nhập toàn cầu của Việt Nam ngày nay. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Hoạt động đốingoại của Đảng từ năm 1930 đến năm 1945” làm đề tài nghiên cứuluâ ̣n án tiế n si ̃ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ quá trình nhận thức và đường lối của Đảng về công tác đốingoại cũng như những tình huống đối ngoại tiêu biểu của Đảng từ 1930đến 1945, trên cơ cở đó, góp phần làm sáng tỏ hoạt động đối ngoại củaĐảng, rút ra những ưu điểm, hạn chế và kinh nghiệm về đối ngoại củaĐảng từ 1930 đến 1945. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2 - Phân tích, đánh giá bối cảnh lịch sử thế giới và Việt Nam trongthời kỳ 1930-1945. - Làm rõ những chủ trương, đường lối của Đảng về công tác đốingoại và hoạt động đối ngoại từ 1930 đến tháng 8-1945. - Đưa ra một số nhận xét về quá trình Đảng lãnh đạo, chỉ đạo côngtác đối ngoại, đánh giá những thành tựu, hạn chế, đúc rút một số kinhnghiệm trong quá trình Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại từ năm 1930đến năm 1945.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động đối ngoại của Đảngtừ 1930 đến 1945. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: hoạt động đối ngoại của Đảng và Nguyễn Ái Quốcvới các đối tượng dưới danh nghĩa của Đảng hoặc danh nghĩa khác. - Về không gian: chủ yếu hoạt động đối ngoại của Đảng diễn ra ởViệt Nam, Trung Quốc, Liên Xô, một số sự kiện diễn ra ở Đông Nam Ávà một số nước khác… - Về thời gian: từ đầu năm 1930 đến tháng 8-1945. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HồChí Minh và quan điểm của Đảng về công tác đối ngoại. Luận án cũngkế thừa thành quả của những công trình nghiên cứu đi trước về nhữngvấn đề liên quan đến nội dung của luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luậncủa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủyếu là phương pháp lôgic, phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp,so sánh,... để nghiên cứu. 4.3. Nguồn tài liệu - Văn kiện Đảng là nguồn tài liệu quan trọng được khai thác khinghiên cứu lịch sử Đảng nói chung và lịch sử hoạt động đối ngoạicủa Đảng nói riêng. - C ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: