Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn (CHDCND Lào) và tỉnh Quảng Bình (CHXHCN Việt Nam) từ năm 1989 đến năm 2017

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,001.99 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn (CHDCND Lào) và tỉnh Quảng Bình (CHXHCN Việt Nam) từ năm 1989 đến năm 2017" hướng tới mục đích nhận diện tiến trình, thực tiễn và bản chất của quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình trong tổng thể quan hệ Lào - Việt giai đoạn 1989 - 2017.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn (CHDCND Lào) và tỉnh Quảng Bình (CHXHCN Việt Nam) từ năm 1989 đến năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH LẠI THỊ HƢƠNG QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA TỈNH KHĂM MUỘN (CHDCND LÀO)VÀ TỈNH QUẢNG BÌNH (CHXHCN VIỆT NAM) TỪ NĂM 1989 ĐẾN NĂM 2017 Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 9229011 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGHỆ AN - 2021CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN CÔNG KHANH 2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ HƢƠNG Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại Trường Đại học Vinh Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2021 Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam; - Trung tâm Thông tin Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trường Đại học Vinh. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quan hệ giữa Lào và Việt Nam là mối quan hệ đặc biệt vốn có từ lâu đời, đượcnhân dân hai nước xây dựng qua nhiều thế hệ. Từ khi hai nước có một Đảng Cộngsản (ĐCS) chung là ĐCS Đông Dương và sau đó được kế thừa bởi ĐCS Việt Nam,Đảng NDCM Lào; mối quan hệ này được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân hainước dày công vun đắp, trở thành mối quan hệ hữu nghị, hợp tác đặc biệt, thể hiệntình đoàn kết mẫu mực, trong sáng, thủy chung và bền vững. Mối quan hệ hữu nghịvà hợp tác đặc biệt Lào - Việt Nam là nhân tố hết sức quan trọng góp phần quyết địnhthắng lợi của cách mạng hai nước. Quan hệ giữa hai nước Lào và Việt Nam được các tỉnh có chung đường biêngiới, trong đó có Khăm Muộn và Quảng Bình giữ gìn và phát huy trên tất cả các lĩnhvực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, trở thành một trong những nhiệm vụtrọng yếu trong chiến lược phát triển của địa phương mình. Khăm Muộn và Quảng Bình có đường biên giới chung là dãy Trường Sơn dàihơn 180 km, có sự gần gũi mật thiết và có nhiều điểm tương đồng về địa lý, lịch sửvà văn hoá. Hai tỉnh cùng có vị trí địa - chính trị quan trọng trong lịch sử và hiện tại.Tỉnh Quảng Bình và tỉnh Khăm Muộn đều nằm ở vị trí hẹp nhất ở miền Trung, giữahai miền Nam - Bắc, nên có điều kiện để mở rộng hợp tác trên nhiều phương diện.Với vị trí đó, trong quá trình lịch sử, nhân dân hai tỉnh đã gắn kết và giúp đỡ lẫn nhauxây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Đó cũng là những điều kiện tốt để hai bên mởrộng hợp tác một cách bền vững, lâu dài. Về lịch sử, quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình được hình thành rất sớm, nằmtrong dòng chảy chung của mối quan hệ giữa hai dân tộc, hai nước Lào, Việt Nam.Trong thắng lợi chung của sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước có sự đóng gópđáng kể của nhân dân hai tỉnh. Bước vào thời kỳ hội nhập đổi mới, bên cạnh việc thực hiện chính sách đối ngoạirộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, quan hệ đối ngoại giữa hai nước Lào và ViệtNam nói chung cũng như mối quan hệ hợp tác giữa Khăm Muộn và Quảng Bình nóiriêng có bước phát triển mới. Đặc biệt, từ năm 1989 là thời điểm tỉnh Quảng Bình đượctái lập, tạo điều kiện cho mối quan hệ giữa Khăm Muộn với Quảng Bình phát triển toàndiện và sâu sắc hơn. Từ thực tế lịch sử và những kết quả đạt được trong quan hệ hợp tác,cho thấy tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình đã bước đầu phát huy được lợi thế địachiến lược. Tuy nhiên, điều này chưa tương xứng với tiềm năng của cả hai bên. 2 Nhằm giữ gìn, phát huy mối quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc Lào và ViệtNam nói chung, quan hệ giữa Khăm Muộn và Quảng Bình nói riêng, việc hệ thống lạitiến trình lịch sử của quan hệ hữu nghị, hợp tác đặc biệt giữa hai tỉnh là một việc làmcần thiết có ý nghĩa về mặt khoa học cũng như thực tiễn. Về mặt khoa học: Việc nghiên cứu đề tài quan hệ hợp tác giữa tỉnh KhămMuộn và tỉnh Quảng Bình sẽ góp phần làm rõ những nội dung quan trọng trong quanhệ giữa hai địa phương giai đoạn 1989 - 2017. Đồng thời, cần đi sâu làm sáng tỏ hơnnhững thành tựu, hạn chế trong quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh trên các lĩnh vực trongthời gian gần ba thập kỷ nêu trên; từ những điểm tương đồng và khác biệt của quanhệ Khăm Muộn - Quảng Bình so với quan hệ của các địa phương khác chung đườngbiên giới Lào - Việt để rút ra những điểm nổi bật riêng có của quan hệ giữa hai tỉnhnày. Trên cơ sở đó, bức tranh về quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước Lào và ViệtNam sẽ được làm phong phú thêm. Về mặt thực tiễn: Cần cung cấp những luận cứ quan trọng khẳng định ý nghĩato lớn của quan hệ hợp tác “đặc biệt” Lào - Việt Nam, cơ sở quan trọng cho việc làmsâu sắc hơn quan hệ song phương Khăm Muộn - Quảng Bình. Đồng thời, đây sẽ lànguồn tư liệu quý giá để giúp các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ của hai tỉnh cóđược sự nhận thức sâu sắc hơn về mối quan hệ đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàndiện giữa hai tỉnh. Đây có thể là nguồn tài liệu để giới nghiên cứu sử dụng, cán bộgiảng viên, sinh viên và học sinh khai thác trong việc nghiên cứu, học tập lịch sử tỉnhQuảng Bình và tỉnh Khăm Muộn. Kết quả nghiên cứu cũng sẽ góp phần giúp lãnhđạo tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình tham khảo làm cơ sở cho việc hoạch địnhtrong các chủ trương đối ngoại trên các lĩnh vực giai đoạn tiếp theo. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Quan hệ hợp tác giữatỉnh Khăm Muộn (CHDCND Lào) và tỉnh Quảng Bình (CHXHCN Việt Nam) từ năm1989 đến năm 2017” làm đề tài luận án tiến sĩ sử học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích: Luận án hướng tới mục đích nhận diện tiến trình, thực tiễn vàbản chất của quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình trong tổng thể quan hệ Lào - Việtgiai đoạn 1989 - 2017. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: