Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Cơ chế giải quyết tranh chấp về phòng vệ thương mại trong WTO
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 0.00 B
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học "Cơ chế giải quyết tranh chấp về phòng vệ thương mại trong WTO" được nghiên cứu với mục tiêu: Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về cơ chế giải quyết tranh chấp PVTM trong WTO, luận án phân tích và đánh giá thực tiễn giải quyết tranh chấp PVTM của tổ chức này, thông qua đó, rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp giúp Việt Nam nâng cao hiệu tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO về PVTM.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Cơ chế giải quyết tranh chấp về phòng vệ thương mại trong WTO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ LIÊN HƯƠNGCƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀPHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TRONG WTO Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9 38 01 07 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2024 LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Tăng Văn NghĩaPhản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Đức MinhPhản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Hữu ChíPhản biện 3: TS. Nguyễn Trọng ĐiệpLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp học việnhọp tại…………………………………………………………vào hồi…..giờ… tháng ….. năm 2024Có thể tham khảo luận án tại : DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ1. Trần Thị Liên Hương (2019), “Các biện pháp phòng vệ thương mại trong CPTPP và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Luật sư Việt Nam - số 12 tháng 12/2019 (tr.18-20).2. Trần Thị Liên Hương (2022), “Quy định về phòng vệ thương mại trong RCEP và lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo - số 01 tháng 01/2022(tr.22-25).3. Trần Thị Liên Hương (2022), “Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại: Thực tiễn và một số kiến nghị cho Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo - số 08 tháng 03/2022(tr.30-33).4. Trần Thị Liên Hương (2023), “Vấn đề bằng chứng trong giải quyết tranh chấp tại WTO và hàm ý với Việt Nam”, Tạp chí Công Thương - số 13 tháng 5/2023(tr.46-51).5. Trần Thị Liên Hương (2023), “Kinh nghiệm của Trung Quốc tham gia giải quyết tranh chấp về phòng vệ thương mại tại WTO, liên hệ đến thực tiễn tại Việt Nam”, Tạp chí Công Thương - số 14 tháng 6/2023(tr.62-67). MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của luận án Quá trình tự do hoá thương mại toàn cầu diễn ra ngày càng sâu rộng, các rào cản truyềnthống như thuế quan đã dần được dỡ bỏ, thay vào đó, các quốc gia có xu hướng sử dụng nhiềucác biện pháp phi thuế để bảo hộ ngành sản xuất trong nước và các doanh nghiệp nội địa. Kểtừ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2008, bối cảnh kinh tế của các quốc gia vẫntrong tình trạng khó khăn, do đó, chủ nghĩa bảo hộ thương mại có xu hướng không ngừng giatăng. Các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp vàtự vệ là một phần trong chính sách thương mại của các quốc gia. Các biện pháp này được sửdụng nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước khỏi các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, bêncạnh đó, những biện pháp này còn được coi như hàng rào ngăn cản gia nhập thị trường. Trongnhững trường hợp đặc biệt, các biện pháp PVTM được khởi xướng để ngăn cản việc tăngmạnh mẽ, ồ ạt, không lường trước được của hàng nhập khẩu vào thị trường nội địa. Mặc dùthúc đẩy tự do hoá thương mại là một mục tiêu của hội nhập quốc tế, song Tổ chức Thươngmại thế giới (World Trade Organization – WTO) cũng thừa nhận rằng, các nước thành viêncó thể sẽ phải bảo vệ sản xuất trong nước, chống lại cạnh tranh từ hàng hoá nước ngoài. Tuyvậy, WTO yêu cầu các nước phải tiến hành, bảo vệ thông qua quy trình điều tra nghiêm ngặt,đảm bảo duy trì những nguyên tắc nhất định để tránh việc lạm dụng. Các nước thành viên củaWTO đều nhìn nhận rằng, các biện pháp PVTM chính là trụ cột cuối cùng để đảm bảo thươngmại công bằng và bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước những tác động tiêu cực gây ra bởihàng hoá nhập khẩu [188]. Do đó, các biện pháp PVTM là chính sách phổ biến nhất mànhững nước nhập khẩu lớn trong WTO sử dụng để hạn chế thương mại quốc tế [123; tr. 515].Với bản chất này, nếu được áp dụng đúng mục tiêu, các biện pháp PVTM không có gì mâuthuẫn với xu hướng tự do hoá thương mại. Tuy nhiên, khi các biện pháp PVTM bị lạm dụngvà được sử dụng như công cụ trá hình để bảo hộ các ngành sản xuất nội địa, thì chúng sẽ đingược lại với mục tiêu tích cực của thương mại tự do. Đó chính là lý do WTO quy địnhnhững nguyên tắc về thủ tục nhằm đưa việc áp dụng biện pháp PVTM vào khung cụ thể đểhạn chế tối đa tình trạng lạm dụng các biện pháp này, và các Thành viên có thể khởi kiệnThành viên khác khi không tuân thủ việc áp dụng các biện pháp PVTM tại Cơ quan giải quyếttranh chấp của WTO (Dispute Settlement Body – DSB). Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO được ví như “viên ngọc quý trên vương miện”[163; tr. 1], điều này đã phần nào cho thấy tính hiệu quả của hệ thống này. Do đó, hiện nay, 1có rất nhiều các công trình nghiên cứu về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Đồng thời,các nghiên cứu về các biện pháp PVTM theo quy định của WTO cũng được nhiều học giảnghiên cứu và tìm hiểu. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu mới c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Cơ chế giải quyết tranh chấp về phòng vệ thương mại trong WTO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ LIÊN HƯƠNGCƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀPHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TRONG WTO Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9 38 01 07 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2024 LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Tăng Văn NghĩaPhản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Đức MinhPhản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Hữu ChíPhản biện 3: TS. Nguyễn Trọng ĐiệpLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp học việnhọp tại…………………………………………………………vào hồi…..giờ… tháng ….. năm 2024Có thể tham khảo luận án tại : DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ1. Trần Thị Liên Hương (2019), “Các biện pháp phòng vệ thương mại trong CPTPP và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Luật sư Việt Nam - số 12 tháng 12/2019 (tr.18-20).2. Trần Thị Liên Hương (2022), “Quy định về phòng vệ thương mại trong RCEP và lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo - số 01 tháng 01/2022(tr.22-25).3. Trần Thị Liên Hương (2022), “Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại: Thực tiễn và một số kiến nghị cho Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo - số 08 tháng 03/2022(tr.30-33).4. Trần Thị Liên Hương (2023), “Vấn đề bằng chứng trong giải quyết tranh chấp tại WTO và hàm ý với Việt Nam”, Tạp chí Công Thương - số 13 tháng 5/2023(tr.46-51).5. Trần Thị Liên Hương (2023), “Kinh nghiệm của Trung Quốc tham gia giải quyết tranh chấp về phòng vệ thương mại tại WTO, liên hệ đến thực tiễn tại Việt Nam”, Tạp chí Công Thương - số 14 tháng 6/2023(tr.62-67). MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của luận án Quá trình tự do hoá thương mại toàn cầu diễn ra ngày càng sâu rộng, các rào cản truyềnthống như thuế quan đã dần được dỡ bỏ, thay vào đó, các quốc gia có xu hướng sử dụng nhiềucác biện pháp phi thuế để bảo hộ ngành sản xuất trong nước và các doanh nghiệp nội địa. Kểtừ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2008, bối cảnh kinh tế của các quốc gia vẫntrong tình trạng khó khăn, do đó, chủ nghĩa bảo hộ thương mại có xu hướng không ngừng giatăng. Các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp vàtự vệ là một phần trong chính sách thương mại của các quốc gia. Các biện pháp này được sửdụng nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước khỏi các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, bêncạnh đó, những biện pháp này còn được coi như hàng rào ngăn cản gia nhập thị trường. Trongnhững trường hợp đặc biệt, các biện pháp PVTM được khởi xướng để ngăn cản việc tăngmạnh mẽ, ồ ạt, không lường trước được của hàng nhập khẩu vào thị trường nội địa. Mặc dùthúc đẩy tự do hoá thương mại là một mục tiêu của hội nhập quốc tế, song Tổ chức Thươngmại thế giới (World Trade Organization – WTO) cũng thừa nhận rằng, các nước thành viêncó thể sẽ phải bảo vệ sản xuất trong nước, chống lại cạnh tranh từ hàng hoá nước ngoài. Tuyvậy, WTO yêu cầu các nước phải tiến hành, bảo vệ thông qua quy trình điều tra nghiêm ngặt,đảm bảo duy trì những nguyên tắc nhất định để tránh việc lạm dụng. Các nước thành viên củaWTO đều nhìn nhận rằng, các biện pháp PVTM chính là trụ cột cuối cùng để đảm bảo thươngmại công bằng và bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước những tác động tiêu cực gây ra bởihàng hoá nhập khẩu [188]. Do đó, các biện pháp PVTM là chính sách phổ biến nhất mànhững nước nhập khẩu lớn trong WTO sử dụng để hạn chế thương mại quốc tế [123; tr. 515].Với bản chất này, nếu được áp dụng đúng mục tiêu, các biện pháp PVTM không có gì mâuthuẫn với xu hướng tự do hoá thương mại. Tuy nhiên, khi các biện pháp PVTM bị lạm dụngvà được sử dụng như công cụ trá hình để bảo hộ các ngành sản xuất nội địa, thì chúng sẽ đingược lại với mục tiêu tích cực của thương mại tự do. Đó chính là lý do WTO quy địnhnhững nguyên tắc về thủ tục nhằm đưa việc áp dụng biện pháp PVTM vào khung cụ thể đểhạn chế tối đa tình trạng lạm dụng các biện pháp này, và các Thành viên có thể khởi kiệnThành viên khác khi không tuân thủ việc áp dụng các biện pháp PVTM tại Cơ quan giải quyếttranh chấp của WTO (Dispute Settlement Body – DSB). Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO được ví như “viên ngọc quý trên vương miện”[163; tr. 1], điều này đã phần nào cho thấy tính hiệu quả của hệ thống này. Do đó, hiện nay, 1có rất nhiều các công trình nghiên cứu về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Đồng thời,các nghiên cứu về các biện pháp PVTM theo quy định của WTO cũng được nhiều học giảnghiên cứu và tìm hiểu. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu mới c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Luật học Cơ chế giải quyết tranh chấp Phòng vệ thương mại Luật Kinh tế Tự do hoá thương mạiTài liệu liên quan:
-
30 trang 558 0 0
-
205 trang 433 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 387 1 0 -
174 trang 343 0 0
-
36 trang 318 0 0
-
206 trang 309 2 0
-
228 trang 273 0 0
-
Những quy định trong luật cạnh tranh
40 trang 244 0 0 -
32 trang 233 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 231 0 0