Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 745.01 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận pháp luật về giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp và thực trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật về giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỒ THỊ HẢIGIÁM SÁT SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ VÀO DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9.38.01 07 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020 Công trình được hoàn thành tại: Học viện khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt NamNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TRẦN ĐÌNH HẢO 2. TS. HỒ NGỌC HIỂN Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Thị Mơ Phản biện 2: PGS.TS. Dương Đức Chính Phản biện 3: TS. Đặng Vũ HuânLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Vào hồi giờ…… phút, ngày…… tháng……… .năm……… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Khoa học xã hội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Có thể nói rằng, trong bối cảnh kinh tế thị trường, việc Nhà nước đầu tưvốn vào các doanh nghiệp là một lựa chọn hiệu quả giúp Nhà nước khắcphục những khiếm khuyết cố hữu của kinh tế thị trường, góp phần địnhhướng sự phát triển của nền kinh tế, giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tếnhà nước trong các thành phần kinh tế. Song song với việc Nhà nước thựchiện đầu tư vốn vào các doanh nghiệp thì vấn đề tổ chức giám sát và đánhgiá hiệu quả nguồn vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp cũng trở nêncấp thiết. Liên quan đến vấn đề này, quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành TW Đảng khoá XII về cơcấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN đã nhấn mạnh sự cần thiết củaviệc “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soátđối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; không để xảy ra thất thoát,lãng phí vốn, tài sản nhà nước”. Như vậy, giám sát sử dụng vốn nhà nướcđầu tư tại doanh nghiệp là hoạt động có vai trò hết sức quan trọng của CSHNhà nước, vừa không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpnhưng vẫn nắm bắt và quản lý được quyền CSH của mình. Trên cơ sở nhận thức về tầm quan trọng của giám sát, đánh giá hoạt độngsử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp cũng như thể chế hoá địnhhướng, chủ trương mà Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra, Nhà nước ta đãkhông ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý và giám sát sử dụngvốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, do nhận thức chưa đầy đủvà toàn diện về vai trò, mô hình triển khai cũng như cơ chế thực hiện giám sátvốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đã dẫn đến những hạn chế, bất cậpcủa pháp luật giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở ViệtNam. Những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật đã làm giảm hiệu lực,hiệu quả của hoạt động giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanhnghiệp một cách đáng kể. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếudẫn đến tình trạng thua lỗ, lãng phí, thất thoát, thiếu trách nhiệm và cả thamnhũng trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Những vấn đề nêu trên đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc nghiên cứuhoàn thiện pháp luật về giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh 1nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động giám sát sử dụngvốn nhà nước. Đó cũng là lý do mà nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Giámsát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo pháp luật ViệtNam hiện nay” để nghiên cứu và làm Luận án Tiến sĩ luật học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực trạng phápluật về giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, mục đíchnghiên cứu của luận án là đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiệnpháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật giám sát sử dụng vốnnhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Để đạt được mục đích trên, luận án có nhiệm vụ như sau: Thứ nhất, tổngquan tình hình nghiên cứu có liên quan đến pháp luật giám sát sử dụng vốnnhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, từ đó rút ra những vấn đề cần tiếp tụcnghiên cứu trong luận án. Thứ hai, phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề lýluận về giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp và phápluật về giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Thứ ba,phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn thực hiệnpháp luật giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở ViệtNam hiện nay. Thứ tư, xây dựng định hướng, đề xuất các giải pháp nhằmhoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật giám sát sửdụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luậnpháp luật về giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp vàthực trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật về giám sát sử dụng vốnnhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: Về giới hạn nghiên cứu: Phần thực trạng pháp luật sẽ được lựa chọn ởnhóm doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanhnghiệp mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu pháp luật giám sát sử dụngvốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện pháp luậtgiám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam hiện 2nay. Về không gian: Luận án chủ yếu nghiên cứu pháp luật giám sát sử dụngvốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp trong bối cảnh thực tế ở Việt Namhiện nay. Về thời gian, Luận án chỉ tập trung nghiên cứu các quy định pháp luậthiện hành về giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: