Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 858.80 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bản tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ Logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay đưa ra những luận giải và hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ logistics và hợp đồng dịch vụ logistics ở nhiều giác độ tiếp cận khác nhau, trong đó, nghiên cứu sinh nhấn mạnh vấn đề lý luận về hợp đồng dịch vụ logistics dưới giác độ luật học, phân tích và đánh giá thực trạng hợp đồng dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện một số quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng dịch vụ logistics ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO THỊ CẤM HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ LOGISTICS THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020 Công trình được hoàn thành tại VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Đặng Vũ Huân 2. TS. Phạm Sỹ Chung Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Thị Mơ Phản biện 2: PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy Phản biện 3: PGS.TS. Dương Đăng Huệ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại: Vào hồi: giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Học viện Khoa học xã hội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ, hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa, dịch vụ logistics có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong sản xuất và kinh doanh do mang lại những lợi ích về tối ưu hóa quá trình vận chuyển và tiết kiệm chi phí. Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng dịch vụ logistics được các doanh nghiệp sản xuất, thương mại thuê ngoài để giảm chi phí hoạt động và chi phí đầu tư. Họ tập trung vào sản phẩm, dịch vụ cốt lõi và thuê ngoài các dịch vụ khác trong đó có dịch vụ logistics. Những năm gần đây xu hướng này tăng nhanh trên thế giới, các nước khu vực và ở Việt Nam kéo theo sự ra đời của nhiều LSP. Dịch vụ logistics và HĐDV logistics đến nay vẫn là vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn vì chỉ đến năm 2005 dưới sức ép trong đàm phán với Hoa Kỳ về việc Việt Nam gia nhập WTO, dịch vụ logistics lần đầu tiên được ghi nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam bằng việc thừa nhận loại hình dịch vụ này với ý nghĩa là một chế định trong LTM 2005. Chế định dịch vụ logistics với vai trò là một loại hình dịch vụ thương mại đã tạo cơ sở vững chắc để phát triển, cải thiện môi trường pháp lý nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực này. Từ khi gia nhập WTO, thị trường logistics Việt Nam có sự chuyển biến tích cực với số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này tăng nhanh. Thống kê từ Cục Quản lý kinh doanh thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy số lượng các doanh nghiệp tham gia cung cấp các loại hình dịch vụ logistics là khoảng 23.000 doanh nghiệp trong đó có 3000 doanh nghiệp hoạt động logistics quốc tế, chủ yếu tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận khoảng 70%. Theo nghiên cứu của VLA, trong tổng số hơn 3000 doanh nghiệp thì 20% là công ty nhà nước, 70% là công ty trách nhiệm hữu hạn, 10% là doanh nghiệp tư nhân. Nhà nước hiện đang có nhiều chính sách khuyến khích phát triển thuê ngoài dịch vụ logistics, gần đây là Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 với có mục tiêu: “Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 8%-10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên”. Nhiều Bộ ngành và cơ quan nhà nước ở địa phương đã đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt bỏ hoặc đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến dịch vụ logistics, đặc biệt là thủ tục kiểm tra chuyên ngành. 1 Bên cạnh việc gia nhập WTO, Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng và toàn diện các FTA thế hệ mới, theo đó Chính phủ đã cam kết mở cửa nhiều lĩnh vực dịch vụ logistics. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường cung cấp dịch vụ logistics bằng việc giao kết và thực hiện các hợp đồng. Vì Việt Nam có địa hình địa lý (bờ biển dài) thuận lợi cho giao thương quốc tế, các dịch vụ logistics như vận chuyển hàng hóa, lưu kho, lưu bãi, dịch vụ hải quan...được tận dụng tối đa và dự báo sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới nhằm thực hiện các cam kết của Việt Nam trong WTO, CPTPP, EVFTA. Mặc dù HĐDV logistics là công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu, đáp ứng yêu cầu của khách hàng nhưng đa số doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì sự hiểu biết về quy trình, thủ tục giao kết và quá trình thực hiện hợp đồng còn rất hạn chế nên khi tranh chấp xảy ra họ gặp rất nhiều bất lợi do hợp đồng quy định không đúng hoặc không đầy đủ. Logistics lại là một ngành dịch vụ có đối tượng điều chỉnh rất đa dạng, phức tạp, luôn luôn thay đổi cùng với sự phát triển của công nghệ và hội nhập kinh tế quốc tế nên đòi hỏi pháp luật cần có những điều chỉnh kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý và tạo môi trường khuyến khích phát triển hơn. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu các quy định hiện hành về giao kết và thực hiện HĐDV logistics là cần thiết và hoàn thiện một số quy định về HĐDV logistics cần hệ thống hóa lý luận, thực trạng giao kết và thực hiện HĐDV logistics để tìm ra những điểm bất cập, vì vậy, NCS lựa chọn đề tài: “Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay” cho luận án tiến sỹ luật học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu tổng quát: Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện một số quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện HĐDV logistics ở Việt Nam hiện nay. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Luận giải và hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ logistics và HĐDV logistics ở nhiều giác độ tiếp cận khác nhau, trong đó NCS nhấn mạnh vấn đề lý luận về HĐDV log ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO THỊ CẤM HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ LOGISTICS THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020 Công trình được hoàn thành tại VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Đặng Vũ Huân 2. TS. Phạm Sỹ Chung Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Thị Mơ Phản biện 2: PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy Phản biện 3: PGS.TS. Dương Đăng Huệ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại: Vào hồi: giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Học viện Khoa học xã hội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ, hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa, dịch vụ logistics có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong sản xuất và kinh doanh do mang lại những lợi ích về tối ưu hóa quá trình vận chuyển và tiết kiệm chi phí. Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng dịch vụ logistics được các doanh nghiệp sản xuất, thương mại thuê ngoài để giảm chi phí hoạt động và chi phí đầu tư. Họ tập trung vào sản phẩm, dịch vụ cốt lõi và thuê ngoài các dịch vụ khác trong đó có dịch vụ logistics. Những năm gần đây xu hướng này tăng nhanh trên thế giới, các nước khu vực và ở Việt Nam kéo theo sự ra đời của nhiều LSP. Dịch vụ logistics và HĐDV logistics đến nay vẫn là vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn vì chỉ đến năm 2005 dưới sức ép trong đàm phán với Hoa Kỳ về việc Việt Nam gia nhập WTO, dịch vụ logistics lần đầu tiên được ghi nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam bằng việc thừa nhận loại hình dịch vụ này với ý nghĩa là một chế định trong LTM 2005. Chế định dịch vụ logistics với vai trò là một loại hình dịch vụ thương mại đã tạo cơ sở vững chắc để phát triển, cải thiện môi trường pháp lý nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực này. Từ khi gia nhập WTO, thị trường logistics Việt Nam có sự chuyển biến tích cực với số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này tăng nhanh. Thống kê từ Cục Quản lý kinh doanh thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy số lượng các doanh nghiệp tham gia cung cấp các loại hình dịch vụ logistics là khoảng 23.000 doanh nghiệp trong đó có 3000 doanh nghiệp hoạt động logistics quốc tế, chủ yếu tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận khoảng 70%. Theo nghiên cứu của VLA, trong tổng số hơn 3000 doanh nghiệp thì 20% là công ty nhà nước, 70% là công ty trách nhiệm hữu hạn, 10% là doanh nghiệp tư nhân. Nhà nước hiện đang có nhiều chính sách khuyến khích phát triển thuê ngoài dịch vụ logistics, gần đây là Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 với có mục tiêu: “Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 8%-10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên”. Nhiều Bộ ngành và cơ quan nhà nước ở địa phương đã đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt bỏ hoặc đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến dịch vụ logistics, đặc biệt là thủ tục kiểm tra chuyên ngành. 1 Bên cạnh việc gia nhập WTO, Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng và toàn diện các FTA thế hệ mới, theo đó Chính phủ đã cam kết mở cửa nhiều lĩnh vực dịch vụ logistics. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường cung cấp dịch vụ logistics bằng việc giao kết và thực hiện các hợp đồng. Vì Việt Nam có địa hình địa lý (bờ biển dài) thuận lợi cho giao thương quốc tế, các dịch vụ logistics như vận chuyển hàng hóa, lưu kho, lưu bãi, dịch vụ hải quan...được tận dụng tối đa và dự báo sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới nhằm thực hiện các cam kết của Việt Nam trong WTO, CPTPP, EVFTA. Mặc dù HĐDV logistics là công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu, đáp ứng yêu cầu của khách hàng nhưng đa số doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì sự hiểu biết về quy trình, thủ tục giao kết và quá trình thực hiện hợp đồng còn rất hạn chế nên khi tranh chấp xảy ra họ gặp rất nhiều bất lợi do hợp đồng quy định không đúng hoặc không đầy đủ. Logistics lại là một ngành dịch vụ có đối tượng điều chỉnh rất đa dạng, phức tạp, luôn luôn thay đổi cùng với sự phát triển của công nghệ và hội nhập kinh tế quốc tế nên đòi hỏi pháp luật cần có những điều chỉnh kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý và tạo môi trường khuyến khích phát triển hơn. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu các quy định hiện hành về giao kết và thực hiện HĐDV logistics là cần thiết và hoàn thiện một số quy định về HĐDV logistics cần hệ thống hóa lý luận, thực trạng giao kết và thực hiện HĐDV logistics để tìm ra những điểm bất cập, vì vậy, NCS lựa chọn đề tài: “Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay” cho luận án tiến sỹ luật học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu tổng quát: Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện một số quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện HĐDV logistics ở Việt Nam hiện nay. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Luận giải và hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ logistics và HĐDV logistics ở nhiều giác độ tiếp cận khác nhau, trong đó NCS nhấn mạnh vấn đề lý luận về HĐDV log ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học Luận án Tiến sĩ Luật học Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hợp đồng dịch vụ logistics Pháp luật Việt Nam Dịch vụ logisticsGợi ý tài liệu liên quan:
-
62 trang 278 0 0
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 224 0 0 -
Tiểu luận ' Dịch vụ Logistics '
18 trang 201 0 0 -
208 trang 195 0 0
-
27 trang 189 0 0
-
THÔNG TƯ Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn
11 trang 171 0 0 -
THÔNG TƯ Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước dưới đất
9 trang 165 0 0 -
27 trang 149 0 0
-
29 trang 144 0 0
-
Đề thi và Đáp án môn Pháp luật đại cương 2 - ĐH SPKT TP.HCM
3 trang 142 0 0