Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 564.00 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần nội dung của luận án bao gồm các chương sau đây: Chương 1/ Tổng quan các vấn đề nghiên cứu. Chương 2/ Tổng luận về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai ở Việt Nam. Chương 3/ Thực trạng khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai ở Việt Nam chương 4/ Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đaiBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINHVÕ PHAN LÊ NGUYỄNKHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾTKHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAIChuyên ngành: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNHMã số: 62.38.01.02TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌCTP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 20181Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Luật Thànhphố Hồ Chí MinhNgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Cảnh HợpTS Lưu Quốc TháiPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3:Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấptrường họp tại Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí MinhVào hồi … ngày … tháng … năm …Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc giaPHẦN MỞ ĐẦU21. Tính cấp thiết của đề tàiỞ Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủsở hữu. Sau thời kỳ đổi mới, pháp luật đã mạnh dạn trao quyền và ngày càngmở rộng quyền cho người sử dụng đất nhằm bảo đảm từng thửa đất được khaithác, sử dụng hiệu quả. Nhà nước đã giảm dần hoạt động can thiệp sâu vàoquyền sử dụng đất của chủ thể được trao quyền, để chuyển sang việc hoạchđịnh chính sách đất đai và tăng cường quản lý nhà nước về đất đai nhằm bảođảm đất đai được bảo vệ, quản lý, sử dụng theo đúng định hướng mà Nhànước mong muốn. Sự đổi mới theo hướng đi này đã phát huy hiệu quả to lớntrên thực tiễn, đất đai được khôi phục giá trị thật của nó, tạo nguồn lực to lớnđể đất nước phát triển.Có thể nói, khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch, tập trung bao cấp sangkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ngày càng hội nhậpsâu với kinh tế thế giới nên pháp luật về đất đai cũng phải thường xuyên thayđổi cho phù hợp. Pháp luật về đất đai và hệ thống pháp luật liên quan ngàycàng hoàn thiện nhằm điều chỉnh kịp thời và hiệu quả các quan hệ phát sinhtrong lĩnh vực này. Một khi pháp luật - công cụ quản lý cốt lõi thay đổi thìhoạt động quản lý cũng có sự thay đổi nhằm bảo đảm tính tương thích. Tuynhiên, trong thực tiễn, pháp luật về đất đai vẫn còn những bất cập, hạn chếnhất định. Cụ thể, hoạt động quản lý nhà nước về đất đai còn bộc lộ nhiều yếukém, tư duy can thiệp sâu vào quyền được trao cho người sử dụng đất của cácchủ thể quản lý nhà nước vẫn còn tồn tại. Tình trạng thiếu công khai, minhbạch trong quản lý, sử dụng, phân phối đất đai, sự lạm quyền của cán bộ, côngchức được trao quyền, tham nhũng, lãng phí... vẫn còn xảy ra. Từ đó, tìnhtrạng khiếu nại về đất đai diễn ra thường xuyên, liên tục, thậm chí gay gắt,phức tạp. Trong bức tranh chung về khiếu nại, tố cáo hành chính ở nước ta thìsố vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai chiếm một tỷ lệ lớn (tươngđương 70%) và diễn biến phức tạp, nhất là số vụ việc khiếu nại, khiếu kiệnđông người liên quan đến đất đai, nhà ở, bồi thường, giải phóng mặt bằng vàtái định cư.Khi tham gia vào hoạt động khiếu nại về đất đai, người sử dụng đất đãsử dụng quyền khiếu nại - quyền chính trị, pháp lý cơ bản của công dân đượcHiến pháp, pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Khi thực hiện quyềnkhiếu nại về đất đai, người sử dụng đất yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhâncó thẩm quyền bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có cơ sởcho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính của các chủ thể trong quá3trình thực thi quyền quản lý nhà nước về đất đai vi phạm pháp luật, xâm phạmđến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời, đây là một hình thức trựctiếp tham gia vào hoạt động giám sát, quản lý nhà nước, phát huy quyền làmchủ Nhân dân.Về phía cơ quan nhà nước, khi tham gia vào hoạt động giải quyếtkhiếu nại là tự xem xét lại những quyết định hành chính, hành vi hành chínhmột cách thấu đáo, để điều chỉnh, khôi phục quyền và lợi ích hợp của người sửdụng đất nếu quyết định và hành vi đó là sai, vi phạm pháp luật. Ngược lại,nếu khẳng định quyết định, hành vi đó đúng pháp luật thì cơ quan nhà nước cóthêm cơ hội để giải thích cho người sử dụng đất nghiêm chỉnh chấp hành phápluật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai vì mục tiêu pháttriển chung. Vì vậy, hoạt động khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính vềđất đai là hai mặt không thể tách rời của đời sống xã hội, bảo đảm quyền củangười sử dụng đất, bảo đảm dân chủ, bảo đảm tính thượng tôn pháp luật, tạosự công bằng xã hội, tăng cường năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhànước, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, tác giả nhận thấy việc khiếu nại vàgiải quyết khiếu nại về đất đai hiện nay có những bất cập, hạn chế nhất địnhcần phải nghiên cứu chuyên sâu nhằm đưa ra những luận giải về mặt khoahọc, pháp lý cũng như thực tiễn và đề xuất giải pháp hoàn thiện. Vì vậy, tácgiả chọn đề tài “Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai” để làm Luận ántiến sĩ Luật học của mình.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tàiTrên cơ sở nghiên cứu lý luận, tác giả khảo sát thực trạng pháp luật,đối chiếu thực tiễn hoạt ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: