Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Miễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 692.02 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của Luận án là xây dựng khung lý thuyết về miễn, giảm hình phạt và xác định những phương hướng, nội dung hoàn thiện và đề xuất giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định về miễn, giảm hình phạt, từ đó, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm, tôn trọng và bảo vệ quyền con người.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Miễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ QUỲNH MIỄN, GIẢM HÌNH PHẠTTHEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 9.38.01.04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2020 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Cao Thị Oanh Phản biện 1: GS.TS. Bùi Minh Thanh Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm Phản biện 3: PGS.TS. Hoàng Thị Minh Sơn Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án tiến sĩ họp tại:Học viện Khoa học Xã hội vào lúc: ....... giờ, ngày ....... tháng ...... năm20..... Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học Xã hội - Thư viện Quốc gia Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, không phảilúc nào hình phạt cũng được đem ra để áp dụng đối với người, pháp nhânthương mại đã thực hiện hành vi phạm tội là sẽ có hiệu quả cao và đáp ứngđược yêu cầu của chính sách hình sự và các nguyên tắc cơ bản của luật hìnhsự (như: phân hóa trách nhiệm hình sự (TNHS), nhân đạo, công bằng). Dođó, bên cạnh chế định hình phạt, pháp luật hình sự cần phải có cả chế địnhmiễn, giảm hình phạt, bởi miễn, giảm hình phạt chính là phương thức, là biệnpháp để thực hiện các chính sách và nguyên tắc của luật hình sự, bảo đảmtính hiệu quả của pháp luật hình sự trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa,chống tội phạm. Ở Việt Nam, từ lâu trong lịch sử lập pháp đã ghi nhận miễn, giảm hìnhphạt là một quyết định đặc biệt của Tòa án có tính nhân đạo sâu sắc trong quátrình xét xử. Việc Tòa án quyết định miễn, giảm hình phạt cho người, phápnhân thương mại phạm tội không có nghĩa làm giảm tính răn đe, trừng trị củapháp luật bởi Tòa án chỉ miễn hình phạt khi thấy rằng việc áp dụng hình phạtlà không cần thiết hoặc giảm hình phạt khi thấy rằng mức hình phạt giảm là đãđủ sức trừng trị, giáo dục và phòng ngừa. Hơn nữa, việc miễn, giảm hình phạtvừa thể hiện chính sách nhân đạo, vừa có ý nghĩa tiết kiệm các chi phí để thựcthi biện pháp cưỡng chế, thúc đẩy tính thiện, động viên, khuyến khích người,pháp nhân thương mại chứng tỏ khả năng tự giáo dục, tự cải tạo, tạo điều kiệncho họ sớm tái hòa nhập với cộng đồng, trở thành người có ích cho gia đình vàcho xã hội và thúc đẩy ý thức tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật của pháp nhân.Tuy nhiên, trên cả ba phương diện lý luận, lập pháp và thực tiễn xét xử, chếđịnh về miễn, giảm hình phạt vẫn còn nhiều bất cập. Chính vì vậy, Nghiêncứu sinh (NCS.) lựa chọn đề tài “Miễn, giảm hình phạt theo pháp luật hìnhsự Việt Nam” làm Luận án tiến sĩ luật học. 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Luận án là xây dựng khung lý thuyết vềmiễn, giảm hình phạt và xác định những phương hướng, nội dung hoànthiện và đề xuất giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định về miễn, giảmhình phạt, từ đó, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa, chốngtội phạm, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. 1 Luận án được thực hiện theo chuyên ngành Luật hình sự và tố tụnghình sự (mã số 9 38 01 04). Do đó, phạm vi nghiên cứu của Luận án đượcxác định: Một là, trong phạm vi lý luận, Luận án tiếp cận vấn đề miễn, giảm hìnhphạt chung, dưới góc độ khoa học luật hình sự là một chế định phản ánhchính sách phân hóa, tư tưởng nhân đạo và nguyên tắc công bằng trongPLHS; còn dưới góc độ áp dụng pháp luật là một hoạt động quyết định hìnhphạt của Tòa án trong xét xử mà ở đó Thẩm phán được trao quyền đánh giávà phán quyết về việc miễn, giảm trên cơ sở các tình tiết giảm nhẹ của bị cáo,được hiểu là các trường hợp miễn hình phạt quy định tại Điều 59, Điều 88,Điều 390, khoản 4 Điều 91 BLHS và các trường hợp giảm hình phạt chungkhi có tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại Điều 51 và giảm hình phạt đặcbiệt quy định tại Điều 54 BLHS về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhấtcủa khung hình phạt được áp dụng, và một số quy định liên quan đến miễn,giảm hình phạt chung. Phạm vi nghiên cứu của Luận án không xem xét đếntrường hợp giảm hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tộichưa đạt hay trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi hay giảm hìnhphạt trong một số tội danh cụ thể vì việc giảm hình phạt trong các trường hợpnày thuộc về chính sách hình sự đối với các đối tượng đặc biệt và đây lànhững trường hợp giảm mang tính chất cố định và do luật định (về mặt lậppháp) đã quy định cụ thể mức giảm, cũng như không bắt buộc phải có tìnhtiết giảm nhẹ TNHS, không phải là do người phạm tội có tình tiết giảm nhẹTNHS mà được giảm nhẹ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: