Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Nghiên cứu so sánh cơ quan thanh tra quốc hội trên thế giới và khả năng áp dụng ở Việt Nam

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 719.68 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án nghiên cứu các dạng cơ quan Thanh tra Quốc hội trên thế giới nhằm làm rõ vị trí, vai trò của loại cơ quan này trong hoạt động của nhà nước, thấy được những ưu điểm của Thanh tra Quốc hội trong nhà nước pháp quyền hiện đại, từ đó đề xuất kiến nghị vận dụng mô hình Thanh tra Quốc hội phù hợp, góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước ở Việt Nam trong lĩnh vực kiểm soát quyền lực đối với cơ quan hành chính nhà nước và vấn đề bảo đảm thúc đẩy quyền con người, quyền công dân trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Nghiên cứu so sánh cơ quan thanh tra quốc hội trên thế giới và khả năng áp dụng ở Việt NamBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƢ PHÁP TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI THÁI THỊ THU TRANG NGHIÊN CỨU SO SÁNH CƠ QUAN THANH TRA QUỐC HỘI TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành đào tạo: Luật Hiến pháp Mã số: 9.38.01.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020 Công trình được hoàn thành tại: TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Thái Vĩnh Thắng Phản biện 1: …………………………………………………… Phản biện 2: …………………………………………………… Phản biện 3: …………………………………………………… Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường, họp tại Trường Đại học Luật Hà Nội, vào hồi …….. ngày …..tháng ….. năm 2020Có thể tìm hiểu luận án tại:1) Thư viện Quốc gia;2) Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội. DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN1. Vị trí, vai trò của Thanh tra Quốc hội trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở nhà nước pháp quyền hiện đại”, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2017.2. “Vai trò của thanh tra trong kiểm soát quyền lực đối với hệ thống cơ quan hành chính ở một số nước trên thế giới”, Tạp chí Thanh tra (3), 2016, tr. 39 – 42.3. “Mô hình Thanh tra Quốc hội của Thuỵ Điển, Phần Lan và các giá trị tham khảo đối với Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (16), 2017, tr. 57 - 64.4. “Khả năng vận dụng mô hình Thanh tra Quốc hội trong việc nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội đối với các cơ quan hành chính ở Việt Nam”, Tạp chí Pháp luật và phát triển (9+10), 2018, tr. 67 - 74.5. “Thanh tra Quốc hội cổ điển và những biến dạng của Thanh tra Quốc hội trong nhà nước hiện đại”, Tạp chí Pháp luật và phát triển (11+12), 2018, tr. 72 - 78. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thứ nhất, nghiên cứu cơ quan Thanh tra Quốc hội đáp ứng mục tiêu xây dựng Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó, bộ máy nhà nước phải đảm bảo trong sạch,vững mạnh, thực sự là công cụ phục vụ cho lợi ích của Nhân dân. Thứ hai, nghiên cứu cơ quan Thanh tra Quốc hội xuất phát từ yêu cầu phát huy quyềnlàm chủ của người dân theo tinh thần của Điều 6 Hiến pháp năm 2013. Thứ ba, nghiên cứu cơ quan Thanh tra Quốc hội xuất phát từ mục tiêu xây dựng cơquan nhân quyền quốc gia ở Việt Nam. Thứ tư, nghiên cứu về Thanh tra Quốc hội xuất phát từ nhu cầu nâng cao hiệu quả hoạtđộng của Quốc hội Việt Nam, đặc biệt là khả năng kiểm soát của Quốc hội đối với hệ thống cáccơ quan hành chính. Thứ năm, nghiên cứu Thanh tra Quốc hội xuất phát từ nhu cầu cải cách hệ thống cơquan thanh tra ở Việt Nam. Mặc dù ở Việt Nam, Thanh tra Quốc hội là thiết chế chưa từng được vận dụng, tuynhiên, thiết chế này đã có trong bộ máy nhà nước của rất nhiều quốc gia. Vì lẽ đó, việcnghiên cứu so sánh cơ quan Thanh tra Quốc hội các nước trên thế giới và đánh giá khả năngáp dụng Thanh tra Quốc hội ở Việt Nam là điều thực sự cần thiết. Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu so sánh cơ quan Thanhtra Quốc hội trên thế giới và khả năng áp dụng ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu sinhcủa mình. 2.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài Nghiên cứu các dạng cơ quan Thanh tra Quốc hội trên thế giới nhằm làm rõ vị trí, vaitrò của loại cơ quan này trong hoạt động của nhà nước, thấy được những ưu điểm của Thanhtra Quốc hội trong nhà nước pháp quyền hiện đại, từ đó đề xuất kiến nghị vận dụng mô hìnhThanh tra Quốc hội phù hợp, góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộmáy nhà nước ở Việt Nam trong lĩnh vực kiểm soát quyền lực đối với cơ quan hành chính nhànước và vấn đề bảo đảm thúc đẩy quyền con người, quyền công dân trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Để đạt được mục đích nêu trên, luận án cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Làm rõ các vấn đề lý luận về cơ sở hình thành Thanh tra Quốc hội, các nguyên tắc tổ 1chức và hoạt động của Thanh tra Quốc hội và vai trò của thiết chế này trong việc kiểm soátquyền lực nhà nước và thực hiện quyền dân chủ của người dân. - Phân tích, đánh giá, so sánh giữa các dạng cơ quan Thanh tra Quốc hội trên thế giớithông qua việc đi sâu phân tích Thanh tra Quốc hội của một số nước tiêu biểu ở các khíacạnh: vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Quốc hội; - Phân tích thực trạng kiểm soát quyền lực ở Việt Nam đối với cơ quan hà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: