Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 434.94 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc nghiên cứu đề tài Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam hướng đến mục đích chính là: Nghiên cứu các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự ở Việt Nam về khía cạnh lập pháp và thực tiễn áp dụng nhằm kiến nghị giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng của những quy định này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt NamMỞ ĐẦU1. Lý do lựa chọn đề tàiPhụ nữ - “một nửa của nhân loại” - không chỉ có khả năng đóng gópcho sự tiến bộ của thế giới ngang bằng với nam giới mà còn mang thiênchức thiêng liêng làm vợ, làm mẹ là cội nguồn hạnh phúc của loài người.Với những phẩm giá đó, phụ nữ xứng đáng được tôn vinh bởi mọi lựclượng xã hội. Tuy nhiên, những đặc thù về sinh học và sự tồn tại của địnhkiến xã hội khiến cho phụ nữ đã và đang phải gánh chịu rất nhiều sự phânbiệt đối xử, các hình thức bạo hành, xâm hại tình dục và những cản trởđối với việc thực hiện thiên chức cũng như sự tiến bộ mọi mặt của họ.Bởi vậy, trong các văn kiện pháp lý, trong các hoạt động nghiên cứu cũngnhư thực tiễn về quyền con người trên thế giới, phụ nữ được được xácđịnh là một trong “các nhóm xã hội dễ bị tổn thương” (vulnerablegroups) - là khái niệm chỉ tới những nhóm người có nguy cơ cao bị tổnthương về quyền con người. Trên cơ sở nhận thức đó, pháp luật quốc tếđã nhấn mạnh yêu cầu bảo vệ quyền phụ nữ ở phương diện quyền conngười nói chung cũng như quyền đặc thù giới nói riêng trong các đạo luậtcơ bản về nhân quyền cũng như các văn kiện riêng về quyền phụ nữ,quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương. Bởi vậy, việc bảo vệ quyềnphụ nữ được đặt ra như một nhiệm vụ trọng yếu đối với pháp luật củamọi quốc gia trên thế giới, nhất là pháp luật hình sự - lĩnh vực pháp luậtvốn mang tư cách của ngành luật bảo vệ trong hệ thống pháp luật quốcgia. Để bảo vệ quyền phụ nữ, ngoài những quy định nhằm bảo vệ quyềncon người nói chung, luật hình sự còn cần phải có những quy định riêng,quy định nhấn mạnh cho phù hợp với đặc điểm giới và tính chất dễ bị tổnthương của đối tượng được bảo vệ.Đáp ứng các yêu cầu trên, Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam năm1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã có những biện pháp bảo vệ quyềnphụ nữ trực tiếp và mạnh mẽ nhất thông qua việc tội phạm hoá và trừngtrị nghiêm khắc những hành vi xâm hại các quyền phụ nữ; quy địnhnguyên tắc bình đẳng, trong đó có bình đẳng về giới trong quan hệ phápluật hình sự để loại bỏ mọi yếu tố có thể tạo ra sự phân biệt đối xử, hạnchế đối với phụ nữ; đảm bảo các tiêu chuẩn chung về quyền phụ nữ trongquy định về trách nhiệm hình sự (TNHS) và hệ thống hình phạt... Tuynhiên, bản thân các quy định này vẫn còn nhiều hạn chế, khiếm khuyếtnhư: bỏ lọt một số hành vi có tính chất tội phạm hoặc một số dạng của tộiphạm cụ thể xâm phạm quyền phụ nữ; không mô tả cấu thành tội phạmhoặc mô tả không rõ ràng, không sát với thực tế tội phạm; chưa đáp ứngyêu cầu của các chuẩn mực pháp lý quốc tế hoặc chưa tương thích vớiquy định của Hiến pháp và các đạo luật khác của Việt Nam... Mặc dùBLHS năm 2015 đã khắc phục một số trong những hạn chế kể trên nhưngnhiều vấn đề trong đó vẫn chưa được BLHS mới giải quyết triệt để, đòihỏi phải được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.Mặc dù pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay đã có một hệ thốngquy định nhằm bảo vệ quyền phụ nữ nhưng trên thực tế tình hình tộiphạm xâm hại tình dục, bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ, phạm tội vớiphụ nữ mang thai… vẫn đang diễn biến phức tạp theo chiều hướng giatăng. Có nhiều dạng hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền phụ nữ diễnra phổ biến trên thực tế nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sựnhư: phá thai vì lý do giới tính, quấy rối tình dục… Thực trạng trên xuấtphát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó những hạnchế tự thân các quy định của BLHS là một nguyên nhân cơ bản. Bởi vậy,đầu tư nghiên cứu để hoàn thiện quy định đồng thời tìm ra các giải phápnâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật hình sự nhằm bảo vệ quyền phụnữ là một đòi hỏi cấp thiết.Mặc dù thực tiễn pháp luật luật và thực tiễn áp dụng pháp luật hìnhsự ở Việt Nam đều cho thấy việc nghiên cứu, hoàn thiện các quy định bảovệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự nước ta hiện nay là hết sức cấpthiết nhưng trong khoa học luật hình sự đề tài này còn ít được quan tâmnghiên cứu. Những năm gần đây đã có một số công trình khoa học liênquan đến đề tài, tuy nhiên, các nghiên cứu hầu hết ở quy mô bài viết trêntạp chí chuyên ngành hoặc chỉ nghiên cứu một khía cạnh của vấn đề bảovệ quyền phụ nữ hay đề cập đến đề tài này với tư cách là một nội dung,2khía cạnh trong đề tài tổng quát hơn. Tuy đạt được một số thành tựu banđầu nhưng các nghiên cứu hiện nay chưa giải quyết được một cách tổngthể những vấn đề lý luận và thực tiễn về đề tài cũng như chưa có tác độngsâu sắc đến việc cải cách quy định pháp luật hình sự nhằm nâng cao hiệuquả bảo vệ các quyền con người của phụ nữ. Vì vậy, việc tiếp tục đầu tưnghiên cứu đề tài trong giai đoạn hiện nay là hết sức cấp thiết.Những đòi hỏi về mặt lý luận, thực tiễn kể trên cho thấy việc tiếnhành nghiên cứu đề tài bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở ViệtNam hiện nay là hoàn toàn cấp bách và cần thiết. Xuất phát từ lý do đó, tácgiả đã lựa chọ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: