Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
Số trang: 23
Loại file: pdf
Dung lượng: 570.80 KB
Lượt xem: 41
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học "Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Một số vấn đề lý luận về dịch vụ xã hội cơ bản và pháp luật an sinh xã hội về dịch vụ xã hội cơ bản; Thực trạng pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam và thực tiễn thực hiện; Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 2009, Liên Hiệp Quốc phát triển sáng kiến “Sàn an sinh xã hội”, trong đó có các dịch vụ xã hội thiết yếu cho con người, bao gồm: (i) Chăm sóc y tế cơ bản; (ii) nước sinh hoạt hợp vệ sinh; (iii) nhà ở; (iv) giáo dục; và (v) Các dịch vụ khác tùy theo ưu tiên của từng quốc gia. Ở Việt Nam, dịch vụ xã hội cơ bản lần đầu tiên được đề cập trong Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam 2001-2010 và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và việc làm 2001 - 2005. Đặc biệt, Nghị quyết số 15/NQ-TW Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Khoá XI của Đảng về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020” đã xác định mục tiêu đảm bảo các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân bao gồm giáo dục tối thiểu, y tế tối thiểu, nhà ở tối thiểu, nước sạch và vệ sinh môi trường, thông tin truyền thông. Hiện nay, dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam được thể chế hóa trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Bên cạnh những điểm tích cực, hệ thống pháp luật về vấn đề này vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập nhất định nên thực tiễn thực hiện chưa đạt hiệu quả cao. Với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, mức sống và nhu cầu của con người ngày càng cao thì dịch vụ xã hội cơ bản càng thể hiện rõ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm các nhu cầu tối thiểu của con người. Trong khi đó, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện pháp luật an sinh xã hội về dịch vụ xã hội cơ bản. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ luật học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là nghiên cứu toàn diện, sâu sắc các vấn đề lý luận về dịch vụ xã hội cơ bản trong hệ thống an sinh xã hội. Trên cơ sở đó, luận án tập trung phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật an sinh xã hội về dịch vụ xã hội cơ bản. Từ đó, đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao 2 hiệu quả thực hiện pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đặt ra, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau đây: - Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án để khái quát các nội dung đã được nghiên cứu, nội dung chưa được nghiên cứu để định hướng các vấn đề, nội dung cần được giải quyết trong luận án. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. - Thứ hai, nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về dịch vụ xã hội cơ bản trong an sinh xã hội và pháp luật an sinh xã hội về dịch vụ xã hội cơ bản. - Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật an sinh xã hội về dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam đối với từng dịch vụ xã hội cơ bản. - Thứ tư, luận giải về yêu cầu mang tính khách quan của việc hoàn thiện pháp luật an sinh xã hội về dịch vụ xã hội cơ bản. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật an sinh xã hội về dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Luận án chỉ nghiên cứu dưới góc độ luật học, trong phạm vi pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản. Tuỳ từng nội dung và yêu cầu đặt ra, luận án tham khảo, so sánh, đối chiếu với pháp luật quốc tế, pháp luật của một số quốc gia trên thế giới có liên quan tới đối tượng nghiên cứu của luận án. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu quy định pháp luật an sinh xã hội Việt Nam về 05 dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm: dịch vụ xã hội cơ bản về giáo dục, dịch vụ xã hội cơ bản về chăm sóc y tế, dịch vụ xã hội cơ bản về nhà ở, dịch vụ xã hội cơ bản về nước sạch và dịch vụ xã hội cơ bản về tiếp cận thông tin. Trong mỗi dịch vụ xã hội cơ bản, luận án tập trung nghiên cứu về đối tượng tiếp cận, nội dung, chủ thể cung cấp và nguồn tài chính đầu tư cho dịch vụ xã hội cơ bản. Luận án không nghiên cứu các nội dung: thủ tục thực hiện, khiếu nại, tố cáo, 3 thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về dịch vụ xã hội cơ bản; giải quyết tranh chấp về dịch vụ xã hội cơ bản. - Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu pháp luật an sinh xã hội về dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam, có so sánh với pháp luật quốc tế và một số quốc gia về vấn đề này. - Phạm vi thời gian: Việc nghiên cứu luận án được chú trọng khoảng thời gian từ năm 2015 (năm Nghị quyết số 15/NQ-TW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Khoá XI của Đảng về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020” được b ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 2009, Liên Hiệp Quốc phát triển sáng kiến “Sàn an sinh xã hội”, trong đó có các dịch vụ xã hội thiết yếu cho con người, bao gồm: (i) Chăm sóc y tế cơ bản; (ii) nước sinh hoạt hợp vệ sinh; (iii) nhà ở; (iv) giáo dục; và (v) Các dịch vụ khác tùy theo ưu tiên của từng quốc gia. Ở Việt Nam, dịch vụ xã hội cơ bản lần đầu tiên được đề cập trong Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam 2001-2010 và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và việc làm 2001 - 2005. Đặc biệt, Nghị quyết số 15/NQ-TW Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Khoá XI của Đảng về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020” đã xác định mục tiêu đảm bảo các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân bao gồm giáo dục tối thiểu, y tế tối thiểu, nhà ở tối thiểu, nước sạch và vệ sinh môi trường, thông tin truyền thông. Hiện nay, dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam được thể chế hóa trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Bên cạnh những điểm tích cực, hệ thống pháp luật về vấn đề này vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập nhất định nên thực tiễn thực hiện chưa đạt hiệu quả cao. Với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, mức sống và nhu cầu của con người ngày càng cao thì dịch vụ xã hội cơ bản càng thể hiện rõ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm các nhu cầu tối thiểu của con người. Trong khi đó, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện pháp luật an sinh xã hội về dịch vụ xã hội cơ bản. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ luật học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là nghiên cứu toàn diện, sâu sắc các vấn đề lý luận về dịch vụ xã hội cơ bản trong hệ thống an sinh xã hội. Trên cơ sở đó, luận án tập trung phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật an sinh xã hội về dịch vụ xã hội cơ bản. Từ đó, đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao 2 hiệu quả thực hiện pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đặt ra, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau đây: - Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án để khái quát các nội dung đã được nghiên cứu, nội dung chưa được nghiên cứu để định hướng các vấn đề, nội dung cần được giải quyết trong luận án. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. - Thứ hai, nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về dịch vụ xã hội cơ bản trong an sinh xã hội và pháp luật an sinh xã hội về dịch vụ xã hội cơ bản. - Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật an sinh xã hội về dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam đối với từng dịch vụ xã hội cơ bản. - Thứ tư, luận giải về yêu cầu mang tính khách quan của việc hoàn thiện pháp luật an sinh xã hội về dịch vụ xã hội cơ bản. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật an sinh xã hội về dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Luận án chỉ nghiên cứu dưới góc độ luật học, trong phạm vi pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản. Tuỳ từng nội dung và yêu cầu đặt ra, luận án tham khảo, so sánh, đối chiếu với pháp luật quốc tế, pháp luật của một số quốc gia trên thế giới có liên quan tới đối tượng nghiên cứu của luận án. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu quy định pháp luật an sinh xã hội Việt Nam về 05 dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm: dịch vụ xã hội cơ bản về giáo dục, dịch vụ xã hội cơ bản về chăm sóc y tế, dịch vụ xã hội cơ bản về nhà ở, dịch vụ xã hội cơ bản về nước sạch và dịch vụ xã hội cơ bản về tiếp cận thông tin. Trong mỗi dịch vụ xã hội cơ bản, luận án tập trung nghiên cứu về đối tượng tiếp cận, nội dung, chủ thể cung cấp và nguồn tài chính đầu tư cho dịch vụ xã hội cơ bản. Luận án không nghiên cứu các nội dung: thủ tục thực hiện, khiếu nại, tố cáo, 3 thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về dịch vụ xã hội cơ bản; giải quyết tranh chấp về dịch vụ xã hội cơ bản. - Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu pháp luật an sinh xã hội về dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam, có so sánh với pháp luật quốc tế và một số quốc gia về vấn đề này. - Phạm vi thời gian: Việc nghiên cứu luận án được chú trọng khoảng thời gian từ năm 2015 (năm Nghị quyết số 15/NQ-TW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Khoá XI của Đảng về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020” được b ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Luật học Dịch vụ xã hội Pháp luật an sinh xã hội Chính sách xã hộiGợi ý tài liệu liên quan:
-
205 trang 411 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 375 1 0 -
206 trang 298 2 0
-
174 trang 296 0 0
-
228 trang 258 0 0
-
32 trang 210 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 207 0 0 -
18 trang 197 0 0
-
208 trang 195 0 0
-
27 trang 178 0 0