Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý Nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.08 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Quản lý Nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở" nhằm phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật và thực tiễn quản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở; rút ra các nhận xét về những ưu điểm, tồn tại, bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành trên cơ sở so sánh với các quy định của pháp luật các giai đoạn trước đây, các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan đến quản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở và những kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc trong quản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý Nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRỊNH VƯƠNG ANQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT Ở Ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 9 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội, 2024 LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến Phản biện 1: GS.TS. Phạm Hồng Thái Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương Phản biện 3: PGS.TS. Lê Thị HươngLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp học viện họp tại………………………………………………………… vào hồi…..giờ… tháng ….. năm 2024 Có thể tham khảo luận án tại: DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN1. Trịnh Vương An (2018), “Sử dụng có hiệu quả công cụ quản lý nhà nước trong bồi thường khi thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội”, Tạp chí Giáo dục và xã hội, (9), tr. 216-221.2. Trịnh Vương An (2020), “Nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về bồi thường khi thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Giáo dục và xã hội, (8), tr. 222-226.3. Trịnh Vương An (2022), “Nguyên tắc công bằng trong thu hồi đất và sự hài hoà về lợi ích giữa Nhà nước - Nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi”, Tạp chí Giáo dục và xã hội, (6), tr. 272-275.4. Trịnh Vương An (2023), “Tăng cường hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Giáo dục và xã hội, (5), tr. 308-312.5. Trịnh Vương An (2024), “Tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật về bồi thường khi thu hồi đất ở”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (337), tr. 52-57. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu luận án Các chính sách, quy định của pháp luật về bồi thường khi thu hồi đất ở(THĐƠ) luôn là vấn đề then chốt, có tính chất quyết định tới tính hiệu quả củahoạt động quản lý Nhà nước (QLNN). Hệ thống pháp luật là cơ sở pháp lí chocác hoạt động chấp hành, điều hành của bộ máy QLNN về bồi thường khiTHĐƠ đồng thời còn là công cụ để người dân và xã hội giám sát hoạt động củacác cơ quan, cán bộ công chức nhà nước trong công tác bồi thường. Pháp luậtViệt Nam đã quy định về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ trong các văn bản:Luật Đất đai, các văn bản dưới Luật, mới đây nhất, Quốc Hội đã thông qua LuậtĐất đai sửa đổi, có những thay đổi căn bản trong việc xác định các trường hợpTHĐƠ, xác định rõ các nguyên tắc bồi thường, điều kiện bồi thường, kiểmđếm, phương pháp xác định giá đất…. Các quy định pháp luật về bồi thườngkhi THĐƠ đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định quy trình và phươngthức bồi thường đất ở, tạo ra hành lang pháp lý và sự thống nhất không chỉtrong công tác QLNN mà còn tạo ra sự đồng thuận trong nhân dân. Tuy nhiên,một số quy định của pháp luật còn mang tính nguyên tắc, quy định chung; việcban hành văn bản quy phạm pháp luật về bồi thường khi THĐƠ còn chưa thốngnhất, chưa phản ánh đầy đủ các yêu cầu quản lý đặt ra. Thực tiễn hiện nay ở một số dự án cho thấy, việc QLNN về bồi thườngkhi THĐƠ chưa thật sự hiệu quả, công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiệncủa Chính phủ, các Bộ, ngành, uỷ ban nhân dân (UBND) các cấp chưa xử lýdứt điểm một số tồn tại như: việc bồi thường có lúc chưa đúng trình tự, thủ tục,thiếu công khai, minh bạch; việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái địnhcư đôi lúc còn sai sót, chưa chặt chẽ, thiếu sự công bằng và ảnh hưởng đếnquyền lợi của người dân; chính quyền địa phương xác nhận thời điểm xây dựngnhà cửa, thời điểm sử dụng đất còn chủ quan, thiếu chính xác; việc kiểm kê, đođạc và xác định mức độ thiệt hại của các hộ bị thu hồi đất ở (THĐƠ) còn thiếuchính xác và minh bạch. Do đó tình trạng đơn thư, khiếu nại tố cáo liên quanđến bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất (THĐ) diễn ra rất phổ biến gây nhiềubức xúc trong dư luận. 1 QLNN về bồi thường khi THĐƠ là một nội dung trọng tâm của QLNNvề đất đai. Tuy nhiên, cho đến nay việc QLNN về bồi thường khi THĐƠ trênthực tiễn vẫn còn nhiều vướng mắc và kém hiệu quả. Nhận thức về QLNN vềbồi thường khi THĐƠ từ các phía các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, các tổchức dịch vụ công còn chưa đồng quy và còn bất toàn. Công tác thanh tra, kiểmtra, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa kịp thời và thoả đáng. Từ thực tiễn đó, cần thiết có những nghiên cứu khoa học nhằm xác lập cơsở lý thuyết về QLNN về bồi thường khi THĐƠ, đồng thời khảo sát thực trạngthể chế pháp lý và việc thực hiện các thể chế pháp lý về QLNN về bồi thườngkhi THĐƠ tại Việt Nam hiện nay, nhằm cung cấp các luận cứ khoa học choviệc nghiên cứu sâu rộng hơn và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao và hoànthiện các vấn đề thực tiễn về QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ. Đâylà cơ sở nhận thức để khẳng định tính cấp bách của việc triển khai nghiên cứuđề tài Quản lý Nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở trong quymô một luận án tiến sĩ luật học 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu luận án Luận án có mục đích là đưa ra quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quảQLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ tại Việt nam hiện nay, trên cơ sởphân tích, làm rõ phương diện lý luận và thực tiễn các vấn đề về QLNN về bồithường khi Nhà nước THĐƠ tại Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc giatrên thế giới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên đây, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho luận án là: Thứ nhất, tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luậnán. Cụ thể tiến hành hồi cứu, thu thập các tài liệu, công trình khoa học liên quanđến đề tài luận án ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: