Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Quyền sở hữu trí tuệ trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 746.37 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học "Quyền sở hữu trí tuệ trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh" nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn của mối quan hệ giữa quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh. Từ đó chỉ ra sự cần thiết phải điều chỉnh hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng pháp luật cạnh tranh. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây nhé.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Quyền sở hữu trí tuệ trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT BÙI THỊ HẰNG NGAQUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số chuyên ngành: 62.38.01.07 Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế - LuậtNgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS Dương Anh SơnPhản biện độc lập 1:Phản biện độc lập 2:Phản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3:Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tai……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………Vào lúc……………ngày……….tháng………năm …….Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện trung tâm ĐHQG TP.HCM - Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM - Thư viện trường Đại học Kinh tế - Luật PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Với các lợi thế cạnh tranh có được từ độc quyền sở hữu trí tuệ, các chủthể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ có thể ngăn cản việc tiếp cận khoa học côngnghệ thông qua các ràng buộc mang tính hạn chế cạnh tranh nhằm ngăn cản sựgia nhập thị trường của các doanh nghiệp khác, thậm chí là từ chối chuyển giaodẫn đến ngăn cản sự tiếp cận khoa học công nghệ, phát minh sáng tạo củangười tiêu dùng. Tất cả những điều đó, nếu xảy ra, không chỉ ảnh hưởng đếnsự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến sự pháttriển kinh tế và phúc lợi cho cộng đồng. Điều đó đòi hỏi hệ thống pháp luật cácquốc gia ngoài các quy định đảm bảo quyền độc quyền cho chủ sở hữu quyềnsở hữu trí tuệ, cũng như cơ chế đảm bảo cho họ thực hiện các quyền năng củamình một cách thuận lợi, hiệu quả thì cũng cần có các quy định ngăn cản hànhvi lạm dụng quyền năng đó của họ gây ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi hợppháp của các chủ thể khác, cũng như những yêu cầu chính đáng cho sự pháttriển chung của cộng đồng. Tại Việt Nam, tầm quan trọng của việc điều chỉnh pháp luật cạnh tranhđối với thực thi quyền sở hữu trí tuệ bước đầu đã được đề cập trong các quyđịnh của Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật sởhữu trí tuệ mới chỉ dừng lại điều chỉnh đối với các hành vi cạnh tranh khônglành mạnh liên quan đến thực thi quyền sở hữu trí tuệ, các hành vi hạn chếcạnh tranh được dẫn chiếu sang các quy định của pháp luật cạnh tranh. Trongkhi đó, Luật Cạnh tranh 2004 và Luật Cạnh tranh 2018 hướng đến điều chỉnhcác hành vi hạn chế cạnh tranh nói chung chứ không có các quy định giànhriêng cho các hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.Do đó, các đặc trưng của quyền sở hữu hữu trí tuệ không được tính đến khiếncho rất nhiều các hành vi trên thực tế được xem là quyền hợp pháp của chủ sởhữu theo quy định của luật sở hữu trí tuệ lại trở thành hành vi vi phạm phápluật cạnh tranh. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách tổng thể mối quan hệ giữa quyền sởhữu trí tuệ trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh nhằm xây dựng cácnguyên tắc và phạm vi điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với hoạt độngthực thi quyền sở hữu trí tuệ trong mối quan hệ cân bằng lợi ích giữa quyềnđộc quyền của chủ sở hữu và môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng làviệc làm cần thiết nhằm xây dựng cơ chế pháp lý thúc đẩy hoạt động đầu tư,nghiên cứu sáng tạo gắn liền với phát triển kinh tế quốc gia, đảm bảo lợi íchcộng đồng, phúc lợi xã hội. Do vậy, việc tác giả lựa chọn đề tài Quyền sở hữutrí tuệ trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh làm luận án tiến sĩ là việclàm hết sức cần thiết nhằm đảm bảo sự thống nhất của các quy định pháp luật,bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể tại Việt Nam. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn của mối quan hệ giữa quyềnsở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh. Từ đó chỉ ra sự cần thiết phải điều chỉnhhoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng pháp luật cạnh tranh. - Dựa trên quy định của pháp luật các quốc gia phát triển, có kinhnghiệm, áp dụng hiệu quả pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đểxác định được các nguyên tắc, giới hạn điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đốivới quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể là hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ. - Đánh giá thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh đốivới hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong mối tương quan với pháp luậtcạnh tranh, chỉ ra các nội dung chưa được pháp luật giải quyết hoặc còn hạnchế nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong nội dung luận án, tác giả chỉ phân tích, đánh giá điều chỉnh củapháp luật cạnh tranh đối với hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ cụ thể làđối với sáng chế trong quá trình thực hiện chuyển giao quy ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: