Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Vai trò của viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 600.05 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án phân tích và chứng minh những vấn đề lý luận thể hiện vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự. Trên cơ sở lý luận được chứng minh, luận án phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện vai trò kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự trên cơ sở các tiêu chí nhất định; đề xuất một số giải pháp khoa học nhằm bảo đảm vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Vai trò của viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH VĂN SƠN VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂNVỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 938.01.04 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC S. HÀ NỘI – năm 2020Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Trần Ngọc Hương 2. TS. Nguyễn Minh Đức Phản biện 1: GS.TS. Bùi Minh Thanh Phản biện 2: PGS.TS. Hoàng Thị Minh Sơn Phản biện 3: TS. Quản Minh Cường Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học việntại: Học viện khoa học xã hội Vào hồi ...... giờ,….phút, ngày ....... tháng ...... năm 2020Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia Việt Nam- Thư viện Học viện Khoa học xã hội DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ Các bài báo khoa học đã công bố:1. Đinh Văn Sơn (2012), “Kỹ Năng cơ bản giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện Kiểm sát nhân dân”, Tạp chí Kiểm sát, số 14/20122. Đinh Văn Sơn (2014), “Trách nhiệm phối hợp trong công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo”, Tạp chí Thanh tra, số 4/20143. Đinh Văn Sơn - Hà Như Khuê (2014), “Về đổi mới công tác khiếu tố”, Tạp chí Khoa học kiểm sát, số 4/20144. Đinh Văn Sơn (2015), “Đổi mới nhiệm vụ tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của Viện Kiểm sát nhân dân các cấp”, Tạp chí Kiểm sát, số 12/20155. Đinh Văn Sơn (2015), “Đổi mới công tác tiếp công dân của Viện Kiểm sát nhân dân các cấp”, Tạp chí Kiểm sát, số 18/2015 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và trách nhiệm xem xét giải quyết củacơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được ghi nhận tại Điều 30 Hiến pháp năm2013. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự được quy địnhtrong Bộ luật tố tụng hình sự đã thể chế hóa đường lối chủ trương của Đảng, chínhsách pháp luật của Nhà nước ta. Các quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự(BLTTHS) về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và trách nhiệm giải quyết khiếunại, tố cáo của các cơ quan Nhà nước là phương tiện bảo đảm quyền dân chủ trựctiếp, tránh oan, sai, phòng lọt tội phạm, góp phần mang lại công bằng xã hội. Viện kiểmsát nhân dân (VKSND) là cơ quan hiến định, có chức năng thực hành quyền công tố vàkiểm sát hoạt động tư pháp; đồng thời có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảovệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi íchhợp pháp của tổ chức, cá nhân. Quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ làm phátsinh mối quan hệ pháp lý giữa VKSND với các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhântrong việc ban hành các quyết định tố tụng, thực hiện các hành vi tố tụng trong hoạtđộng tư pháp; đồng thời sẽ phát sinh khiếu nại, tố cáo đối với quyết định, hành vi tốtụng đó khi người khiếu nại, tố cáo cho rằng có vi phạm pháp luật. Ngoài việc có tráchnhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo phát sinh trong tố tụng hình sự (TTHS) thuộc thẩmquyền, Viện kiểm sát còn có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơquan có thẩm quyền khác về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS. Như vậy,VKSND không những chịu trách nhiệm về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trongTTHS của chính mình, mà còn của cả các chủ thể có thẩm quyềngiải quyết khác. Trong những năm gần đây vai trò của VKSND về giải quyết khiếu nại, tố cáotrong TTHS đã được đề cao. Nhiều khiếu nại, tố cáo trong TTHS liên quan đến oan,sai bức xúc, kéo dài đã được giải quyết; góp phần bảo vệ lợi ích của nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tuynhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng công tác giải quyết khiếu nại, tốcáo trong TTHS của các cơ quan tư pháp nói chung và trong ngành Kiểm sát nóiriêng, còn có nhiều bất cập, tồn tại, hạn chế; một số khiếu nại, tố cáo chưa được giảiquyết kịp thời hoặc giải quyết chưa đúng pháp luật. Những yếu kém trên phần nàolàm giảm lòng tin của nhân dân vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật củanhà nước. Là cán bộ nhiều năm công tác trong ngành Kiểm sát, hơn nữa lại trực tiếp làmviệc trong Vụ Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháptác giả luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế;đồng thời đề ra những giải pháp bảo đảm vai trò của VKSND về giải quyết khiếunại, tố cáo trong TTHS. Nhìn nhận từ bình diện lý luận, mặc dù đã có một số công trình khoa học đãcông bố liên quan đến ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: