Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Xúc tiến du lịch theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 498.16 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Xúc tiến du lịch theo pháp luật Việt Nam hiện nay" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng xúc tiến du lịch của thương nhân kinh doanh du lịch theo pháp luật Việt Nam hiện nay nhằm đề xuất các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về xúc tiến du lịch cũng như việc tổ chức hiệu quả hoạt động đó của thương nhân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Xúc tiến du lịch theo pháp luật Việt Nam hiện nay VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CHÂU VŨ XÚC TIẾN DU LỊCH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9.38.01.07TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2023 Công trình được hoàn thành tại:Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Mai Thanh 2. TS. Phạm Thị Thúy Nga Phản biện 1: PGS. TS. Dương Đăng Huệ Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Hữu Chí Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Thương HuyềnLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện,tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Vào hồi …….giờ, ngày ……… tháng …… năm ……Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học xã hội - Thư viện Quốc gia Việt Nam DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ1. Châu Vũ (2019), Một số quy định pháp luật về khuyến mại du lịch và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi, Tạp chí Nghề Luật, Số 2 năm 2019 (tr 29-33).2. Châu Vũ (2019), Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về triển lãm du lịch phi thương mại ở Việt Nam, Tạp chí Công thương Số 11 năm 2019 (tr 45-49). MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động XTDL của thương nhântừ ba góc độ: Tính thương mại của các hoạt động XTDL, tính cạnh tranhvà yêu cầu bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Có thể thấy, XTDLcủa Thương nhân là các hành vi thương mại chuyên biệt của xúc tiếnthương mại được điều chỉnh bởi Luật Thương mại ngày 14/6/2005, LuậtDu lịch ngày 19/6/2017, ngoài ra còn được điều chỉnh bằng Luật Cạnhtranh ngày 12/6/2018, Luật Quảng cáo ngày 21/6/2012 và một số vănbản pháp luật khác có liên quan. Hoạt động này bao gồm nhiều hành vithương mại như: Khuyến mại; quảng cáo; giới thiệu dịch vụ du lịch; hộichợ và triển lãm du lịch… Tuy nhiên, đứng dưới góc độ pháp lý, pháp luật điều chỉnh vềXTDL đối với thương nhân còn nhiều bất cập, chưa theo kịp với cácphương thức XTDL thời đại công nghệ số, chưa có quy định pháp luậtđiều chỉnh đối với các phương thức XTDL đa dạng phát sinh trong thựctiễn với các sản phẩm du lịch mới; còn sự chồng chéo, trùng lặp, thiếu rõràng trong các quy định pháp luật, còn nhiều quy định về khuyến mại,quảng cáo, giới thiệu dịch vụ, hội chợ, triển lãm du lịch chưa đáp ứngđầy đủ yêu cầu của thực tiễn hoạt động du lịch, yêu cầu đảm bảo cạnhtranh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Pháp luật điềuchỉnh về XTDL đối với thương nhân hiện hành thiếu sự thống nhất vớipháp luật cạnh tranh, thiếu những quy định cần thiết để điều chỉnh kịpthời một số dịch vụ XTDL mới phát sinh trong nền kinh tế... Vì những lýdo này, thực trạng thi hành pháp luật về XTDL cũng còn nhiều vấn đềvướng mắc, chưa đảm bảo toàn diện về yếu tố pháp lý để thực hiện cáchoạt động XTDL của thương nhân, Các công trình đã công bố tập trung nghiên cứu về XTDL tiếp cậndưới góc độ kinh tế, Marketing là chủ yếu mà chưa quan tâm nhiều đếnpháp luật về XTDL dưới góc độ hoạt động xúc tiến thương mại của cácdoanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Việt Nam. Chính vì lẽ đó, nghiêncứu sinh lựa chọn đề tài luận án “Xúc tiến du lịch theo pháp luật Việt Namhiện nay” làm chủ đề cho luận án tiến sĩ luật học của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở những vấn đề lý luận và 1thực tiễn về XTDL và lý luận pháp luật về XTDL, đánh giá thực trạngXTDL của thương nhân kinh doanh du lịch theo pháp luật Việt Nam hiệnnay nhằm đề xuất các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về XTDL cũngnhư việc tổ chức hiệu quả hoạt động đó của thương nhân. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Một là, Xác định và làm rõ những vấn đề lý luận XTDL, lý luậnpháp luật về XTDL đối với thương nhân kinh doanh du lịch. - Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về XTDL củaViệt Nam đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch; chỉ rõ những ưuđiểm, hạn chế của pháp luật về XTDL đối với thương nhân để có cơ sởđề xuất kiến nghị tương ứng. - Ba là, đề xuất phương hướng và giải pháp cụ thể hoàn thiệnpháp luật Việt Nam về XTDL cũng như về tổ chức thực hiện chúng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề pháp lý và thực tiễnthực hiện pháp luật liên quan đến hoạt động XTDL của thương nhân kinhdoanh du lịch cũng như các chính sách pháp luật của Nhà nước thúc đẩyXTDL trong một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung nghiên cứu Luận án có phạm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: