Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật Quốc tế: Chiến tranh phức hợp trên Biển Đông - vấn đề sử dụng dân quân biển dưới góc độ luật pháp quốc tế

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 461.75 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (29 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Chiến tranh phức hợp trên Biển Đông - vấn đề sử dụng dân quân biển dưới góc độ luật pháp quốc tế" là đối phó trước những hành vi và chính sách đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông, từ đó góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, quyền chủ quyền và quyền tài phán và những lợi ích khác của Việt Nam, phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật Quốc tế: Chiến tranh phức hợp trên Biển Đông - vấn đề sử dụng dân quân biển dưới góc độ luật pháp quốc tếBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ------------------------- NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG CHIẾN TRANH PHỨC HỢP TRÊN BIỂN ĐÔNG: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG DÂN QUÂN BIỂN DƢỚI GÓC ĐỘ LUẬT PHÁP QUỐC TẾ Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số: 9380108 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội, năm 2023Công trình được hoàn thành tạiNgười hướng dẫn khoa học:Phản biện 1: ...................................................................................Phản biện 2: ....................................................................................Phản biện 3: ...................................................................................Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấpHọc viện họp tạivào hồi giờ ngày tháng năm 2023Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện:- Thư viện Quốc gia- Thư viện Học viện Ngoại giao 1 MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Từ nhiều năm trở lại đây, trong lĩnh vực quan hệ quốc tế và khoahọc quân sự cũng như trong chiến lược an ninh của một số quốc giavà tổ chức quốc tế có nhận định tương đồng về xu hướng phát triểnxung đột trong thế kỷ XXI. Theo đó, hiện nay, xung đột vũ trang cóxu hướng phát triển phức tạp, các quốc gia có cách thức tác chiếnnhư huy động các lực lượng, biện pháp, phương thức, phương tiệnkhác nhau, bao gồm các yếu tố quân sự, dân sự và cả những yếu tốkhông phân biệt rõ ranh giới quân sự - dân sự. Các nhà chiến lược vàcác nước gọi tên xu hướng với các thuật ngữ đa dạng và phong phúnhư chiến tranh phức hợp, thách thức phức hợp (hybrid warfare,hybrid war, hybrid threat), xung đột/thách thức/hoạt động vùng xámvùng xám/chiến lược vùng xám (gray zone conflict/ gray zonethreats/ gray zone operations, strategy of gray zone ), v.v... Nội hàmcủa các thuật ngữ này chưa được làm rõ và hiện là một vùng xámtrong luật quốc tế. Luận án thống nhất lựa chọn thuật ngữ chiến tranhphức hợp nhằm hàm ý về xu hướng xung đột đang diễn ra hiện nay.Hiện nay, chiến tranh phức hợp là một chủ đề thời sự có tính cấpthiết từ góc độ lý luận và thực tiễn, không chỉ ở thế giới mà còn ởkhu vực Biển Đông.  Từ góc độ lý luận: Hiện nay, trong nhiều nghiên cứu học thuật và chiến lược củanhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã đề cập tới xu hướng chiến tranhphức hợp hoặc hoạt động vùng xám, từ việc làm rõ các biểu hiện, cácyếu tố cấu thành, các hệ luỵ nguy hiểm, từ đó đề xuất cách thức đốiphó. Vậy xu hướng xung đột hiện nay như chiến tranh phức hợp, hoạtđộng vùng xám có biểu hiện và đặc điểm như thế nào. Về nguyên tắc,luật pháp quốc tế hiện đại cấm việc sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũlực trong quan hệ quốc tế và chủ trương giải quyết hòa bình các tranh 2chấp quốc tế giữa các quốc gia. Thực tế cho thấy vẫn có quốc gia viphạm nguyên tắc này trong đời sống quốc tế với sự tồn tại chiếntranh vì những nguyên nhân nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó, mộtsố nước lại sử dụng chiến tranh phức hợp, hoạt động vùng xám để hợppháp hóa một số hành động của mình trong quan hệ quốc tế và đạt cácmục tiêu. Vậy xu hướng này đặt ra vấn đề và thách thức gì từ góc độcủa luật pháp quốc tế.  Từ góc độ thực tiễn Biển Đông là khu vực vốn tồn tại nhiều tranh chấp phức tạp đatầng nấc và phức tạp, bao gồm cả tranh chấp liên quan đến chủ quyền,quyền chủ quyền và quyền tài phán giữa các bên có yêu sách. Nhiềunăm trở lại đây, Biển Đông trở thành một địa bàn cạnh tranh chiếnlược giữa các nước lớn và ngày càng thu hút sự quan tâm và can dựcủa nhiều quốc gia khác có lợi ích ngoài khu vực. Nhiều nhà phân tíchchiến lược nhận định tại Biển Đông xuất hiện nhiều dấu hiệu của việcáp dụng chiến tranh phức hợp, nhất là từ phía Trung Quốc. TrungQuốc đã triển khai nhiều biện pháp, công cụ, biện pháp, lực lượng trênnhiều không gian tác chiến khác nhau. Đặc biệt, Trung Quốc có xuhướng tăng cường sử dụng chiến thuật vùng xám với việc triển khaicác nhiều lực lượng, quân sự và dân sự và nhóm tàu cá ẩn danh tớicác vùng biển thuộc quyền tài phán của nước khác, trong đó có vùngbiển của Việt Nam. Cách thức tác chiến này của Trung Quốc khiếntình hình trên Biển Đông trở nên phức tạp hơn. Với những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn Chiến tranhphức hợp trên Biển Đông: vấn đề sử dụng dân quân biển dưới gócđộ luật pháp quốc tế để làm chủ đề nghiên cứu trong Luận án tiến sỹchuyên ngành Luật quốc tế. Việc nghiên cứu này có ý nghĩa về mặtlý luận cũng như về mặt thực tiễn trong việc đối phó trước nhữnghành vi và chính sách đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông,từ đó góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, quyền ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: