Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán: Giao tiếp và suy luận toán học của sinh viên trong giải quyết vấn đề về giải tích đầu đại học

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 782.14 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán "Giao tiếp và suy luận toán học của sinh viên trong giải quyết vấn đề về giải tích đầu đại học" được nghiên cứu với mục tiêu: Phân tích tri thức luận và thể chế dạy học ở bước chuyển phổ thông – đại học để thấy được những khó khăn và chướng ngại mà học sinh có thể gặp phải khi học giải tích ở đầu đại học; Phân tích thực hành dạy học giải tích ở đầu đại học từ tiếp cận giao tiếp – nhận thức của Sfard.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán: Giao tiếp và suy luận toán học của sinh viên trong giải quyết vấn đề về giải tích đầu đại học ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN ĐỨC HỒNG GIAO TIẾP VÀ SUY LUẬN TOÁN HỌC CỦA SINH VIÊN TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỀ GIẢI TÍCH ĐẦU ĐẠI HỌCChuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán Mã số: 9140111 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨLÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TOÁN Huế, 2023Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Kiêm MinhPhản biện 1……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...............Phản biện 2………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………............Phản biện 3………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………............Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họptại…………………………………………………………………………Vào hồi…………………… ngày……. tháng……. năm………………..Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:1. Thư viện quốc gia Việt Nam2. Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế MỞ ĐẦU Gần đây, nhiều nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm đến khía cạnh giaotiếp và suy luận toán học trong quá trình dạy và học. Ngày nay, giao tiếptrong lớp học và hoạt động diễn ngôn (discourse) là những vấn đề trọngtâm trong các nghiên cứu giáo dục (Tabach & Nachlieli, 2016). Một số lýthuyết trong nghiên cứu giáo dục quan niệm rằng tư duy được thể hiện quagiao tiếp, một số lý thuyết khác cho rằng tư duy chính là một dạng tươngđương của giao tiếp. Sfard (2008) xem tư duy như là giao tiếp với chínhbản thân mình. Để nhấn mạnh tính thống nhất của giao tiếp và tư duy,Sfard sử dụng thuật ngữ giao tiếp-nhận thức (commognition), như là mộtsự kết hợp giữa giao tiếp (communication) và nhận thức (cognition).Trong công trình “Thinking as communicating: Human development, thegrowth of discourses, and mathematizing” của mình, Sfard (2008) đề xuấtvà phát triển một tiếp cận diễn ngôn (discursive approach), gọi là tiếp cậngiao tiếp đối với nhận thức, gọi tắt là tiếp cận giao tiếp – nhận thức(commognitive approach). Tiếp cận giao tiếp – nhận thức của Sfard (2008) gần gũi với cácquan niệm có tính xã hội – văn hóa đối với việc học. Đối với các quanniệm kiến tạo cơ bản, việc học được xem như quá trình tri nhận (learningas acquisition), trong đó nhấn mạnh bản chất cá nhân của việc học, xemđó là quá trình tri nhận các dạng thức trí tuệ. Ngược lại, tiếp cận giaotiếp – nhận thức xem việc học là quá trình tham gia (learning asparticipation). Trong quan niệm này, việc học được xem như sự thay đổitrong diễn ngôn của cá nhân (tức là trong cách cá nhân giao tiếp) quaviệc tham gia vào một cộng đồng thực hành (Lave & Wenger, 1991).Việc học là quá trình qua đó học sinh trở thành những người tham giachủ đạo hơn trong hoạt động diễn ngôn. Giả thuyết cơ bản của tiếp cậngiao tiếp – nhận thức cho rằng “Học toán là sự khởi xướng với các diễnngôn toán học liên quan đến những thay đổi nghị luận trọng yếu đối vớingười học, và dạy toán cần phải hướng đến thúc đẩy những thay đổi đó”(Sfard, 2008, pp. 133-134). Giao tiếp qua ngôn ngữ nói hoặc viết, vàviệc thao tác trên các đối tượng vật lý là những phương tiện chủ yếu điđến mục đích nghị luận của việc dạy và học. Trong tiếp cận giao tiếp – nhận thức đối với việc học của Sfard(2008), đơn vị phân tích chủ đạo là diễn ngôn. Diễn ngôn (discourse) 1được định nghĩa như là “các dạng khác nhau của giao tiếp được đặctrưng bởi đối tượng của nó, kiểu phương tiện trung gian được sử dụng,những quy tắc được sử dụng bởi những người tham gia, và vì vậy xácđịnh nên những cộng đồng giao tiếp khác nhau” (Sfard, 2008, p. 93). Các tiếp cận giao tiếp trong nghiên cứu giáo dục toán gần đây đượcnhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Cụ thể, tiếp cận giao tiếp – nhận thứccủa Sfard (2008) là khung lý thuyết tham chiếu chủ đạo của các côngtrình nghiên cứu xuất bản trong một số đặc biệt năm 2016 của Tạp chí“Educational Studies in Mathematics” (Tabach & Nachieli, 2016).Guçler (2012) sử dụng tiếp cận giao tiếp – nhận thức của Sfard (2008)để phân tích diễn ngôn của giảng viên và sinh viên về giới hạn trong bàihọc giải tích ở đầu đại học. Nardi, Ryve, Stadler & Viirman (2014) vậndụng tiếp cận giao tiếp – nhận thức để phân tích các thay đổi về diễnngôn của giảng viên và sinh viên khi học một số khái niệm của giải tíchở đại học. Trong nghiên cứu của mình, Park (2016) sử dụng tiếp cậngiao tiếp – nhận thức của Sfard để nghiên cứu so sánh diễn ngôn trongcác sách giáo khoa ở Hoa Kỳ về đạo hàm tại một điểm và hàm đạo hàm.Dựa theo tiếp cận giao tiếp – nhận thức, các nhà nghiên cứu cho rằngbước chuyển thể chế từ dạy học toán ở phổ thông lên dạy học toán ở đạihọc đòi hỏi những thay đổi về những diễn ngôn trọng yếu. Dựa trên giảthuyết này, Stadler (2011) sử dụng khái niệm tiếp tuyến để nghiên cứutương tác giữa giáo viên và học sinh ở bước chuyển dạy học phổ thông –đại học. Nghiên cứu tập trung vào sự khác nhau giữa diễn ngôn toán họcở phổ thông và diễn ngôn toán học ở đầu đại học từ đó phân tích nhữngkhó khăn của học sinh trong việc thiết lập kết nối giữa chúng. Các tiếp cận giao tiếp vận dụng vào nghiên cứu trong giáo dục toánlà một hướng nghiên cứu khá mới mẻ và gần đây được nhiều nhà nghiêncứu quan tâm. Nhiều nghiên cứu sử dụng tiếp cận giao tiếp nhận thứccủa Sfard (2008) để nghiên cứu dạy học toán ở đại học, đặc biệt là dạyhọc giải tích. Điều này cho thấy tiềm năng của các tiếp cận giao tiếptrong việc phân tích thực hành dạy học toán ở đầu đại học. Tuy nhiên,bước chuyển phổ thông – đại học đặt ra nhiều khó khăn cho học s ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: