Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Môi trường đất và nước: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và dinh dưỡng của rừng ngập mặn tại Cồn Ông Trang, tỉnh Cà Mau

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 862.02 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường tự nhiên tại Cồn Trong Ông Trang và hệ sinh thái rừng ngập mặn tại đây nhằm mục đích góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, duy trì hệ sinh thái, phục vụ cho phát triển bền vững rừng ngập mặn chịu ảnh hưởng của triều biển Đông và biển Tây, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Môi trường đất và nước: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và dinh dưỡng của rừng ngập mặn tại Cồn Ông Trang, tỉnh Cà Mau BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Môi trường Đất và Nước Mã ngành: 62 44 03 03 VÕ NGƯƠN THẢONGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ DINH DƯỠNG CỦA RỪNG NGẬP MẶN TẠI CỒN ÔNG TRANG, TỈNH CÀ MAU Cần Thơ năm 2017 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠNgười hướng dẫn: PGS.TS. Trương Thị NgaLuận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trườngHọp tại:Vào lúc ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm …..Phản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3:Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.Thư viện Quốc gia Việt Nam. CÁC BÀI BÁO ĐƯỢC ĐĂNG CÓ PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP TRÊN CÁC TẠP CHÍ KHOA HỌC1. Võ Ngươn Thảo, Huỳnh Trọng Khiêm và Trương Thị Nga, 2013. Các yếu tố môi trường và các thành phần đạm trong rừng ngập mặn tại cồn Ông Trang, tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ. Số 29a: 37-44.2. Võ Ngươn Thảo, Nguyễn Vũ Minh và Trương Thị Nga, 2015. Tập tính ăn 3 loại lá rừng ngập mặn, hàm lượng dinh dưỡng trong lá và phân Ba khía tại Cà Mau. Tạp chí Khoa học và công nghệ Việt Nam. Số 2 (9) 9: 27-32.3. Võ Ngươn Thảo, Trương Thị Nga, 2015. Đánh giá năng suất vật rụng cây Đước đôi (Rhizophora apiculata Bl.), Vẹt tách (Bruguirea parviflora (Roxb.) W. ex Griff.) và Mấm trắng (Avicennia alba Bl.) tại cồn Ông Trang, xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ . Số chuyên đề: Môi trường và biến đổi khí hậu: 1- 8. 1 Chương 1: GIỚI THIỆU1 Tính cấp thiết của đề tài Rừng ngập mặn là hệ sinh thái đất ngập nước nhiều nhất và độc đáo nhấtở các vùng bãi triều nhiệt đới và cận nhiệt đới (Nagarajan et al., 2008; Estradaet al., 2015). Thực vật rừng ngập mặn sinh trưởng và phát triển trên đất phù sachịu tác động trực tiếp của thủy triều, khí hậu nóng ẩm và điều kiện ngậpthường xuyên với độ mặn cao. Sự tồn tại và phát triển của rừng ngập mặn dođó có quan hệ chặt chẽ với các nhân tố khí hậu, thủy văn, địa hình và các điềukiện lý, hóa của môi trường đất liên quan đến lập địa. Để quản lý và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn, quy hoạchvà bảo tồn đa dạng sinh học, phục vụ công tác tái trồng rừng ven biển, cầnnghiên cứu các tiến trình bên trong và những tác động bên ngoài đến hệ sinhthái. Các tác động của các nhân tố môi trường đa dạng và không tuân theo quyluật, điều đó rất dễ gây tổn thương cho rừng ngập mặn. Hiện nay rừng ngập mặn đã suy thoái và giảm diện tích rất nhiều do phárừng để nuôi tôm và các khu công nghiệp. Sự tàn phá này là do dân số ngàycàng tăng, ý thức cộng đồng về vai trò, chức năng của rừng ngập mặn kém.Mặt khác, nguyên nhân còn phải kể đến là kiến thức còn hạn chế của các nhàquản lý về vai trò của rừng ngập mặn trong việc cung cấp dinh dưỡng dựa trênhoạt động của động vật rừng, vật rụng và sự phân huỷ cho đất rừng ngập mặn. Việc nghiên cứu cấu trúc rừng theo các yếu tố môi trường và năng suấtvật rụng, cũng như nghiên cứu dinh dưỡng trong rừng ngập mặn mang tínhcấp thiết nhằm đạt được các kết quả khoa học và thực tiễn cho các đề xuất cótính chiến lược trong giáo dục cộng đồng, quản lý, bảo vệ và sử dụng rừngngập mặn một cách bền vững.2 Mục tiêu nghiên cứu* Mục tiêu chung Nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường tự nhiên tại CồnTrong Ông Trang và hệ sinh thái rừng ngập mặn tại đây nhằm mục đích gópphần bảo vệ đa dạng sinh học, duy trì hệ sinh thái, phục vụ cho phát triển bềnvững rừng ngập mặn chịu ảnh hưởng của triều biển Đông và biển Tây, ứngphó với biến đổi khí hậu.* Mục tiêu cụ thể Đánh giá được các yếu tố môi trường đất và chế độ thủy văn ảnh hưởngđến phân bố thực vật rừng ngập mặn tại Cồn Trong Ông Trang Xác định các dạng lập địa và đặc điểm cấu trúc rừng ngập mặn tại CồnTrong Ông Trang. Đánh giá được năng suất vật rụng, tiến trình phân hủy lá rụng của 3 loàithực vật Đước đôi, Mấm trắng và Vẹt tách tại 3 dạng lập địa thuộc Cồn TrongÔng Trang. 2 Xác định được thành phần Ba khía và đánh giá tập tính ăn của Ba khíaqua sự chọn lựa lá rừng ngập mặn và đóng góp dinh dưỡng.3 Cấu trúc của luận án Luận án được phân thành 05 chương: Chương 1: Giới thiệu; Chương 2:Tổng quan tài liệu; Chương 3: Phương pháp nghiên cứu; Chương 4: Kết quảvà thảo luận; Chương 5: Kết luận và kiến nghị.4 Tính mới của luận án Trong nghiên cứu các yếu tố môi trường ảnh hưởng sự phân bố rừngngập mặn tại Cồn Trong Ông Trang, kết quả đã cho thấy cao trình, tần suất vàđộ ngập, đặc điểm lý hóa đất với đạm tổng số 0,24%, lân tổ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: