Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ: Nâng cao chất lượng việc làm trong các cở sở sản xuất kinh doanh phi chính thức thành phố Hà Nội

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 786.96 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm hệ thống hóa và góp phần làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về chất lượng việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức. Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức ở thành phố Hà Nội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ: Nâng cao chất lượng việc làm trong các cở sở sản xuất kinh doanh phi chính thức thành phố Hà Nội HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM CHỬ THỊ LÂNNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIỆC LÀM TRONG CÁCCƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH PHI CHÍNH THỨC THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành : KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số : 62 31 01 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2017Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNgười hướng dẫn: 1. PGS.TS QUYỀN ĐÌNH HÀ 2. TS. CHU THỊ KIM LOANPhản biện 1: PGS.TS. Bùi Anh Tuần Trường Đại học Ngoại thươngPhản biện 2 : PGS.TS. Phạm Văn Hùng Học viện Nông nghiệp Việt NamPhản biện 3: PGS.TS. Lê Thanh Hà Trường Đại học Lao động - Xã hộiLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2017Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Lao động - việc làm là một trong những lĩnh vực quan trọng đối với mỗi quốcgia bởi con người vừa là nguồn lực vừa là mục tiêu của phát triển kinh tế - xã hội.Thời gian qua, Việt Nam đã duy trì được khả năng tạo việc làm, để tận dụng “lợitức dân số”, nước ta đã khá thành công trong tạo công ăn việc làm đầy đủ (fullemployment), tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam vẫn luôn duy trì ở mức thấp (từ 2%-3%), tuy nhiên quan ngại chủ yếu vẫn là chất lượng việc làm thấp (Viện Khoa họcLao động và Xã hội, 2013; Viện Khoa học Lao động và Xã hội, 2016), đặc biệttrong khu vực phi chính thức. Việt Nam cũng như ở hầu hết các nước đang phát triển khác, khu vực kinh tếphi chính thức đang tồn tại và có vai trò quan trọng tạo ra nhiều việc làm chongười lao động. Đến năm 2015, cả nước có 4,75 triệu cơ sở kinh tế cá thể phi nôngnghiệp (phần lớn là các cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) phi chính thức), giảiquyết việc làm cho gần 8 triệu người, chiếm 15,5% tổng số người đang làm việc.Khu vực này đóng góp 31,33% GDP cả nước năm 2015 (Tổng cục Thống kê,2016b). Mặc dù có tầm quan trọng như vậy nhưng việc làm trong các cơ sở SXKDphi chính thức còn tồn tại nhiều bất cập, trong đó nổi bật là chất lượng việc làmcòn thấp: việc làm không ổn định với tỷ lệ không có hợp đồng lao động trên 60%;tỷ lệ lao động được tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) thấp; thu nhập thấp và giờlàm việc bình quân cao (Cling et al., 2009; Cling và cs., 2010; Viện Nghiên cứuQuản lý kinh tế Trung ương, 2014). Tuy nhiên, câu hỏi “chất lượng việc làm trongkhu vực này thấp như thế nào? nguyên nhân vì sao? Các yếu tố ảnh hưởng đến chấtlượng việc làm và giải pháp nào để nâng cao chất lượng việc làm?” vẫn còn bỏ ngỏhoặc được để cập một cách tản mạn, chung chung. Hơn nữa, chưa có nhiều nghiêncứu về vấn đề này, vì vậy vẫn còn khoảng trống nghiên cứu để trả lời các câu hỏitrên. Do đó, trước khi đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng việc làm cần phải làmrõ những vấn đề trên. Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế của cả nước, cũng là nơi tập trungrất nhiều các cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) phi chính thức đó là các hộ sảnxuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, các làng nghề, v.v... Năm 2015,Hà Nội đã có 351.105 cơ sở SXKD cá thể, thu hút 631.556 lao động (Tổng cụcThống kê, 2016b), chiếm trên 17% tổng lao động đang làm việc của thành phố. Laođộng làm việc trong các cơ sở SXKD cá thể chủ yếu là lao động trình độ thấp,52,4% lao động làm việc trong các cơ sở này chưa qua đào tạo và 30,5% đã qua đàotạo nhưng không có chứng chỉ (Tổng cục Thống kê, 2013). Đặc biệt, có khoảng 30%việc làm là những việc làm bấp bênh, hơn 60 % việc làm không có hợp đồng laođộng và gần 95% không được hưởng bảo hiểm xã hội (Cling et al., 2009). Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trên chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu vấn đề 1chất lượng việc làm, đánh giá chất lượng việc làm từ đó đưa ra các giải pháp nângcao chất lượng việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức thànhphố Hà Nội làm luận án nghiên cứu.1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1.2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở làm rõ vấn đề lý luận về chất lượng việc làm, đánh giá thựctrạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng việc làm trong các cơ sởsản xuất kinh doanh phi chính thức ở thành phố Hà Nội để đề xuất các giải phápnâng cao chất lượng việc làm cho người lao động trong thời gian tới.1.2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Hệ thống hóa và góp phần làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về chấtlượng việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức. (2) Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượngviệc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức ở thành phố Hà Nội. (3) Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng việc làm trong các cơ sởSXKD phi chính thức thành phố Hà Nội thời gian tới.1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng việc làm và các yếu tố ảnhhưởng tới chất lượng việc làm của lao động đang làm việc tại các cơ sở SXKD phichính thức ở thành phố Hà Nội.1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung vào xác định các tiêu chí,phương pháp và đánh giá chất lượng việc làm, đưa ra giải pháp nâng cao chấtlượng việc làm giới hạn trong các khía cạnh sau: (1) tiền lương/thu nhập; (2) thờigian làm việc; (3) việc làm được đảm bảo thông qua hợp đồng lao động và chínhsách bảo hiểm xã hội; (4) điều kiện lao động đảm bảo an toàn và sức khỏe nghềnghiệp; (5) tiếng nói và mối quan hệ nơi làm việc và (6) cơ hội được đào tạo vàphát triển kỹ năng. - Về khách thể nghiên cứu: tập trung vào ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: