Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ ngành Quy hoạch vùng và đô thị: Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan các tuyến phố đi bộ khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.53 MB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ ngành Quy hoạch vùng và đô thị "Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan các tuyến phố đi bộ khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội" được nghiên cứu với mục đích: Đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan các tuyến phố đi bộ khu vực nội đô lịch sử, thành phố Hà Nội để tạo lập bản sắc, hài hòa với các yếu tố tự nhiên, văn hóa xã hội và con người góp phần xây dựng Thủ đô Xanh – Văn hiến – Văn Minh và Hiện đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ ngành Quy hoạch vùng và đô thị: Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan các tuyến phố đi bộ khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà NộiBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NCS. PHẠM THỊ NGỌC LIÊN TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUANCÁC TUYẾN PHỐ ĐI BỘ KHU VỰC NỘI ĐÔ LỊCH SỬ THÀNH PHỐ HÀ NỘI NGÀNH: QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ MÃ NGÀNH : 9580105 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội, 2024Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Kiến trúc Hà NộiNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS.KTS Lương Tú Quyên 2. TS.KTS Đỗ Trần TínPhản biện 1: GS. TS. Doãn Minh KhôiPhản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Vũ PhươngPhản biện 3: PGS. TS. Phạm Trọng ThuậtLuận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ cấp trường, tạiTrường Đại học Kiến trúc Hà NộiVào hồi … giờ … phút, ngày … tháng … năm 2024.Có thể tìm hiểu luận án tại:Thư viện Quốc gia Việt Nam và Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 1 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Tại Hà Nội, tuyến phố dành cho người đi bộ đã hình thành từ rất lâu, gắn liềnvới quá trình hình thành và phát triển của thành phố. Mỗi thời kỳ đều có nhữngbiến động nhất định, nhưng chính quyền thành phố luôn quan tâm đẩy mạnh sựphát triển tuyến phố đi bộ, và luôn được đặt ra trong các Quy hoạch tổng thể thànhphố Hà Nội. Tuy nhiên, do hệ thống giao thông công cộng chưa phát triển đồngbộ, phương tiện chủ yếu là xe máy, điều kiện khí hậu nhiệt đới và người dân chưacó thói quen đi bộ nên các tuyến phố đi bộ hiện chưa khai thác hiệu quả. Bên cạnhđó, do chưa có hệ thống các quy định thiết kế, các hướng dẫn cụ thể trong việc tổchức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố đi bộ nên các tuyến phố đi bộ cònthiếu tính hấp dẫn, không đảm bảo sự thuận tiện và an toàn. Nhận thức được vấnđề cấp bách, luận án“Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan các tuyến phố đi bộkhu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội” được nghiên cứu để đề xuất giải pháptổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hướng tới xây dựng Thủ đô Xanh – Vănhiến – Văn Minh và Hiện đại là rất cần thiết, có ý nghĩa về mặt khoa học và thựctiễn.2. Mục đích nghiên cứu Mục đích: Đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cáctuyến phố đi bộ khu vực nội đô lịch sử, thành phố Hà Nội để tạo lập bản sắc, hàihòa với các yếu tố tự nhiên, văn hóa xã hội và con người góp phần xây dựng Thủđô Xanh – Văn hiến – Văn Minh và Hiện đại. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Phát hiện vấn đề trong tổ chức không gian kiếntrúc cảnh quan tuyến phố đi bộ khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội; (2)Nghiên cứu cơ sở khoa học liên quan; (3) Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và xácđịnh tuyến phố đi bộ tiềm năng; (4) Đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiếntrúc cảnh quan tuyến phố đi bộ khu vực nội đô lịch sử; (5) Nghiên cứu thí điểmtổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố đi bộ.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng: Không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố đi bộ khu vực nội đô lịchsử thành phố Hà NộiPhạm vi nghiên cứu:+ Không gian: Các tuyến phố đi bộ khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội theosự phê duyệt của Ủy ban Nhân Dân thành phố. Tuyến phố đi bộ được tổ chức toànthời gian trong tuần và bán thời gian (ba ngày cuối tuần)/ngày lễ.+ Thời gian: Được xác định theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg, Quy hoạch chungxây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. 24. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp: (1) Phương pháp tiếp cận hệ thống; (2)Phương pháp điều tra, khảo sát; (3) Phương pháp phân tích sơ đồ; (4) Phươngpháp chồng lớp bản đồ; (5) Phương pháp chuyên gia; (6) Phương pháp dự báo.5. Nội dung nghiên cứu • Nghiên cứu tổng quan về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố đi bộ trong nước và quốc tế. Các xu hướng phát triển tuyến phố đi bộ. • Nghiên cứu, khảo sát, điều tra và đánh giá hiện trạng để xác định bản sắc và đặc trưng các tuyến phố đi bộ khu vực nội đô lịch sử • Nghiên cứu Cơ sở khoa học, hệ thống hóa lý thuyết, các văn bản quy phạm, các tiêu chuẩn kỹ thuật, các chủ trương định hướng phát triển. • Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá giá trị kiến trúc cảnh quan của tuyến phố đi bộ để phân loại tuyến phố có đặc điểm tương đồng. • Nghiên cứu đề xuất mô hình và giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố đi bộ khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội. • Nghiên cứu đề xuất các tuyến phố đi bộ tiềm năng, tạo thành mạng lưới các tuyến phố đi bộ khu vực nội đô lịch sử.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Góp phần cụ thể hóa, bổ sung và hoàn thiện lý thuyết về tổ chức không giankiến strúc cảnh quan tuyến phố đi bộ ở Việt Nam nói chung và ở khu vực nội đôlịch sử thành phố Hà Nội nói riêng. Những giải pháp tổ chức không gian kiến trúccảnh quan các tuyến phố đi bộ phù hợp với tính chất của từng tuyến phố đi bộtrong khu vực Trung tâm nội đô lịch sử thành phố Hà Nội. Đóng góp cho côngtác đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư vấn tổ chức không gian kiến trúc cảnhquan các tuyến phố đi bộ và chuyên đề Thiết kế đô thị riêng biệt. Tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu chuyên sâu về tổ chức không gian kiếntrúc cảnh quan tuyến phố đi bộ khu vực nội đô lịch sử. Tư vấn cho chính quyềnthành phố giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan phù hợp với đặc trưngtừng tuyến phố đi bộ.7. Kết quả của luận án • Nhận diện đặc điểm giá trị của không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố đi bộ và vấn đề tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan các tuyến phố đi bộ khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội. • Xác định hệ thống hóa cơ sở khoa học. • Đề xuất bộ tiêu chí đánh g ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: