Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ của dân tộc Gia Rai ở Bắc Tây Nguyên

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 984.63 KB      Lượt xem: 41      Lượt tải: 1    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 1
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của luận án là xác định các đặc trưng thẩm mỹ trong tượng nhà mồ của dân tộc Gia Rai ở từng phân nhóm địa phương, khẳng định các giá trị nghệ thuật dân gian mang đậm tính vùng miền, đồng thời chỉ ra những ảnh hưởng của tượng nhà mồ Gia Rai đối với các sáng tác mỹ thuật mới và những giá trị đóng góp cho lịch sử Mỹ thuật Việt Nam hiện đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ của dân tộc Gia Rai ở Bắc Tây Nguyên BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------********-------------- HỒ THỊ THANH NHÀN NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC TƯỢNG NHÀ MỒ CỦA DÂN TỘC GIA RAI Ở BẮC TÂY NGUYÊN TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Mã số: 921 01 01 Người hướng dẫn khoa học GS.TS. Nguyễn Xuân Tiên THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Xuân Tiên Phản biện 1: ..................................................................... Phản biện 2: ..................................................................... Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng cấp Cơ sở tại: Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Số 5 Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP.HCM Vào lúc 8 giờ 00, ngày 31 tháng 5 năm 2023 Tp. HỒ CHÍ MINH - 2023 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năm 2005, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Đây là vùng văn hóa có những đặc trưng hoàn toàn khác biệt so với các khu vực còn lại, từng thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, khi xét riêng lĩnh vực nghiên cứu nghệ thuật, đặc biệt là về Mỹ thuật dân gian, sự đa dạng bản sắc của các dân tộc trong văn hóa - nghệ thuật ở Tây Nguyên vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Cụ thể, các dân tộc tại đây chia thành hai nhóm ngôn ngữ (Mã Lai - Đa Đảo và Môn - Khmer) nhưng sự thống nhất rất cao về phong tục tập quán, tín ngưỡng và nhiều biểu hiện tương đồng trong nghệ thuật của họ đã khiến cho đa số nghiên cứu trước thường quy tất cả mọi đối tượng về khái niệm “các dân tộc Tây Nguyên”, chứng tỏ đặc điểm văn hóa vùng đã được quan tâm nhiều hơn đặc trưng thẩm mỹ riêng trong nghệ thuật của từng dân tộc. Số liệu thống kê của nhà nước, ý kiến chuyên gia trong các hội thảo từ năm 2004 đến nay và kết quả đối chiếu tài liệu lịch sử với thực tế điền dã đều cho thấy rằng nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ ở Tây Nguyên đang suy giảm dần về cả số lượng, chất lượng thẩm mỹ và mức độ đa dạng, phong phú. Chính vì vậy, đề tài luận án Nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ của dân tộc Gia Rai ở Bắc Tây Nguyên là cần thiết và cấp bách nhằm góp phần lưu giữ lại những bằng chứng lịch sử chính xác và đầy đủ hơn trước khi nghệ thuật này biến đổi theo chiều hướng lai tạp, mất dần các giá trị bản nguyên cốt lõi, hoặc có thể sẽ bị thất truyền. Đề tài luận án cũng đồng thời là công trình tâm huyết của NCS nhằm tri ân vùng đất đã nuôi dưỡng mình suốt thời thơ ấu. 2 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Thống kê các nghiên cứu trực tiếp về tượng nhà mồ đến nay có 8 đầu sách và 6 bài báo đã đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Trong đó, về giới hạn không gian, có 4 nghiên cứu xác định khu vực Bắc Tây Nguyên, còn lại là nghiên cứu trên toàn vùng Tây Nguyên. Về giới hạn đối tượng, có 5 nghiên cứu xác định “tượng/điêu khắc nhà mồ” là đối tượng chính, còn lại là nghiên cứu mở rộng gồm “tượng gỗ/tượng gỗ dân gian/điêu khắc gỗ dân gian” xem xét cả điêu khắc ở nhà rông, nhà ở, công trình văn hóa và dịch vụ du lịch. Về giới hạn chủ thể sáng tạo, có 3 nghiên cứu tập trung vào hai dân tộc Gia Rai và Ba Na, còn lại là nghiên cứu về tất cả những dân tộc tại chỗ. Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu trước đều có tính khái quát cao nhằm giới thiệu chung về văn hóa - nghệ thuật dân gian Tây Nguyên hơn là phân tích sâu về đặc trưng thẩm mỹ trong điêu khắc tượng nhà mồ của từng dân tộc. Tính chuyên biệt, cụ thể về đối tượng nghiên cứu (tượng nhà mồ), chủ thể sáng tác (dân tộc Gia Rai) và không gian nghiên cứu (Bắc Tây Nguyên) là khoảng trống đầu tiên được chọn khai thác trong luận án. Về hướng tiếp cận và nội dung nghiên cứu, trong số 14 tài liệu, chỉ duy nhất quyển Điêu khắc nhà mồ Tây Nguyên (Phan Cẩm Thượng, Nguyễn Tấn cứ) phân tích sâu về thủ pháp và giá trị nghệ thuật của đối tượng từ góc nhìn Nghệ thuật học. Có 3 tài liệu khác kết hợp góc nhìn Nghệ thuật học với Văn hóa học, tuy nhiên, do giới hạn nghiên cứu quá rộng và đối tượng phức hợp, các tác giả chỉ nhận định tổng quan, chưa xác định những đặc điểm riêng trong ngôn ngữ điêu khắc của từng dân tộc. Các nghiên cứu còn lại chọn hướng tiếp cận từ Văn hóa học, Dân tộc học, Nhiếp ảnh hoặc Quản lý và bảo tồn văn hóa, nội dung nhấn mạnh hoàn cảnh ra đời, vai trò, ý nghĩa của tượng 3 nhà mồ đối với phong tục tang ma của người dân Tâ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: