Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 681.26 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của tóm tắt luận án "Nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang" là nghiên cứu tiến trình lưu truyền, cách thức sử dụng, nghệ thuật tạo hình được biểu đạt trong tranh thờ dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang. Từ đó nhận diện đặc trưng và giá trị nghệ thuật, mối tương quan giữa tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) với tranh thờ các tộc người khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên QuangBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Bùi Văn Khánh NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRANH THỜ CỦA NGƯỜI SÁN CHAY (NHÓM CAO LAN) Ở TỈNH TUYÊN QUANG Ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật Mã số: 9210101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội - 2023 Công trình được hoàn thành tại: Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchPhản biện 1: PGS.TS Đặng Hữu Tuyền Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệpPhản biện 2: TS Trần Hữu Sơn Viện Văn hóa dân gian ứng dụng, Hội Văn nghệ dân gian Việt NamPhản biện 3: PGS.TS Đoàn Thị Mỹ Hương Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án họp tại Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Số 32, Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội Vào lúc 14 giờ, ngày 16 tháng 6 năm 2023NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC NGHIÊN CỨU SINH PGS.TS Ngô Văn Doanh TS Võ Thị Hoàng Lan Bùi Văn KhánhCó thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia Việt Nam;- Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài - Lý do thực tiễn: Tranh thờ “sống” trong tín ngưỡng của đồngbào các dân tộc thiểu số vùng núi, cho thấy hệ tư tưởng, quan niệmvề vũ trụ, nhân sinh, gắn liền với những vị thần. Cũng như dân tộcKinh, Tày, Dao… tranh thờ là một đồ thờ không thể thiếu trong đờisống tâm linh của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở Tuyên Quang. Lý do khoa học: Nghệ thuật dân gian các dân tộc thiểu số ở ViệtNam đã được đề cập trong một số công trình, bài viết của các tác giảthuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề nghệ thuậttạo hình dân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh TuyênQuang vẫn chưa được khai thác. Từ những lý do trên, NCS đã chọn đề tài: Nghệ thuật tạo hìnhtranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quangcho luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tiến trình lưu truyền, cách thức sử dụng, nghệ thuậttạo hình được biểu đạt trong tranh thờ dân gian của người Sán Chay(nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang. Từ đó nhận diện đặc trưng vàgiá trị nghệ thuật, mối tương quan giữa tranh thờ của người Sán Chay(nhóm Cao Lan) với tranh thờ các tộc người khác. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng hợp, thu thập tư liệu, tài liệu có liên quan đến tranh thờ củangười Sán Chay (nhóm Cao Lan) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. - Nhận diện nghệ thuật tạo hình dân gian của người Sán Chay(nhóm Cao Lan) được biểu đạt thông qua các nhân vật thần linh, vậtlinh, mô típ trong tranh thờ. 2 - Phân tích các yếu tố tạo hình, nghiên cứu công đoạn, kĩ thuật vẽtranh và nghệ thuật tạo hình để tìm ra những xu thế biến đổi tranh thờ củangười Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghệ thuật tạo hình tranhthờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian Phạm vi khảo sát, đề tài tập trung khảo sát chủ yếu trên địa bàntỉnh Tuyên Quang. Có thể được mở rộng trong thao tác so sánh, đốichiếu với tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở địaphương khác như tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên… - Về thời gian Các bộ tranh thờ cũ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnhTuyên Quang có niên đại từ cuối TK XIX, đầu TK XX. Các bộ tranhthờ mới vẽ từ năm 2000 đến nay. 4. Câu hỏi và giả thiết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu 1. Tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh TuyênQuang được lưu truyền, sử dụng như thế nào? 2. Nghệ thuật tạo hìnhdân gian của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) được biểu đạt như thếnào qua các lớp nhân vật thần linh? 3. Đặc trưng, giá trị nghệ thuật vàxu thế biến đổi nghệ thuật tranh thờ người Sán Chay (nhóm Cao Lan)ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu 4.2.1. Giả thuyết 1 Hệ thống tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) với 3các bộ tranh chính, phụ có tên gọi và mục đích sử dụng khác nhautheo từng nghi lễ thờ cúng. 4.2.2. Giả thuyết 2 Các yếu tố tạo hình được biểu đạt trong từng bức tranh, bộ tranhcủa người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang (bố cục,hình mảng, màu sắc, đường nét, tổ chức không gian) để thiết lập chặtchẽ hình ảnh các nhân vật thần linh. 4.2.3. Giả thuyết 3 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: