Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm phức kim loại (sắt, đồng, kẽm, selen) đến khả năng sản xuất của gà thương phẩm

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 677.83 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm chế tạo được chế phẩm phức của bốn nguyên tố kim loại siêu phân tán và đánh giá được ảnh hưởng của việc bổ sung phức kim loại này đến khả năng sản xuất của gà thịt thương phẩm. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm phức kim loại (sắt, đồng, kẽm, selen) đến khả năng sản xuất của gà thương phẩm HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HÀ VĂN HUY NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM PHỨCKIM LOẠI (SẮT, ĐỒNG, KẼM, SELEN) ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ THƯƠNG PHẨM Ngành: Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi Mã số: 9.62.01.07 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2020Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNgười hướng dẫn: 1. TS. NGUYỄN HỮU CƢỜNG 2. PGS.TS. NGUYỄN BÁ MÙIPhản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Huy Đạt Hội Chăn nuôiPhản biện 2: TS. Nguyễn Văn Trọng Cục Chăn nuôiPhản biện 3: TS. Trần Thị Bích Ngọc Viện Chăn nuôi Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2020Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Các chất khoáng vi lượng sắt, đồng, kẽm và selen có vai trò quan trọng trongdinh dưỡng động vật, là thành phần của nhiều loại enzym, hocmon (thiroxin) vàvitamin (B12). Ngoài ra, các chất khoáng vi lượng còn đóng vai trò chủ chốt trong hầuhết các quá trình đồng hóa diễn ra trong cơ thể như quá trình hô hấp mô, tạo máu, sinhsản, biệt hóa, ổn định màng tế bào, sinh tổng hợp protein, điều hòa gen, phản ứng miễndịch và hoạt hóa hàng loạt các phản ứng sinh hóa khác. Sự thiếu hụt một vài khoáng vilượng đều có thể dẫn đến sự rối loạn sinh trưởng và phát triển. Ở gia cầm khi bị thiếusắt dẫn tới thiếu máu, giảm kích thước và số lượng hồng cầu. Thiếu đồng dẫn tới thiếumáu; xương có thể bị biến dạng. Thiếu đồng còn làm cho tim của gia cầm sưng to hơnmức bình thường. Thiếu kẽm gây giảm sinh trưởng và phát triển lông, giảm hoàn thiệnxương, khớp sưng, phôi gà chậm phát triển, tỷ lệ nở thấp. Ngoài ra còn tác động tới xươngức và xương chân gây biến dạng. Thiếu selen làm giảm tốc độ sinh trưởng, giảm đẻ, giảmtỷ lệ phôi và ấp nở, hạn chế thành thục sinh dục, gà trống đạp mái kém. Để bù đắp lượng khoáng thiếu hụt trong thức ăn của vật nuôi người ta thường bổsung bằng một số muối vô cơ, hữu cơ của các kim loại như sắt, đồng, kẽm và selen…với hàm lượng cần thiết để duy trì sự phát triển của vật nuôi. Tuy nhiên, do khả nănghấp thu các muối vô cơ của gia cầm nói riêng và của động vật nói chung không cao(chỉ hấp thu tối đa 20%) nên phần lớn các muối này bị thải ra ngoài theo chất thải, gâylãng phí và làm ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, phức khoáng siêu phân tán đượchấp thu cao đạt 80-90% do kích thước rất nhỏ, có khả năng gắn kết với các hợp chấthữu cơ nên các hạt kim loại rất dễ được vật nuôi hấp thu và có thể điều chỉnh thờigian hấp thu chúng trong quá trình tiêu hoá, nhờ vậy, lượng khoáng thải ra môi trườngít, từ đó giảm ô nhiễm môi trường (Petrovic et al., 2006). Hàm lượng các nguyên tố vi lượng như Fe, Cu, Zn và Se trong các nguyên liệuthức ăn có nguồn gốc thực vật và động vật là hoàn toàn đủ để đáp ứng nhu cầu của giacầm (NRC, 1994). Tuy nhiên, do mức độ sinh khả dụng của chúng thấp (vì tồn tại ởdạng các liên kết phức tạp với các phân tử khác) và quan hệ tương tác theo chiềuhướng tiêu cực (kìm hãm sự tiêu hoá và hấp thu), nên mặc dù hàm lượng của cácnguyên tố vi lượng trong thức ăn là khá cao nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu của vậtnuôi lại rất thấp. Ngoài ra, trong môi trường dạ dày với độ pH thấp, một số nguyên tốvi lượng có xu hướng bị phân ly mạnh để tạo thành các ion, liên kết với một số yếu tốkháng dinh dưỡng, tạo thành phức không hòa tan, không hấp thu (Suttle, 2010). Bởivậy, để tăng hiệu quả hấp thu, tránh những tương tác theo chiều hướng tiêu cực, xuhướng hiện nay, thay vì sử dụng các nguyên tố khoáng vi lượng ở dạng vô cơ thì cácnhà dinh dưỡng đã sử dụng ở dạng hữu cơ hoặc dạng siêu phân tán. Hiện nay việcnghiên cứu chế tạo phức kim loại từ các hạt kim loại, oxit kim loại siêu phân tán đểứng dụng trong chăn nuôi tại Việt Nam chưa được thực hiện. Tuy nhiên nhu cầu sửdụng khoáng dạng siêu phân tán thay thế khoáng vô cơ ngày càng được quan tâmnhiều hơn, điều này đặt ra yêu cầu là làm sao Việt Nam có thể chủ động được côngnghệ chế tạo, chủ động được nguồn nguyên liệu vi khoáng, theo kịp xu hướng thế giới,cụ thể làm thế nào chế tạo được chế phẩm phức kim loại từ các hạt oxit sắt (Fe 2O3),oxit kẽm (ZnO), hạt kim loại đồng (Cu) và selen (Se) siêu phân tán? Xác định mứcbổ sung phức kim loại phù hợp vào thức ăn chăn nuôi gia cầm nhằm nâng cao năng 1suất, hiệu quả kinh tế, góp phần bảo đảm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: