Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu bệnh đốm đen (Phaeoisariopsis personata) hại lạc tại Nghệ An

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 690.80 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài đã xác định được các đặc điểm sinh học, dịch tễ đặc trưng của nấm, đánh giá được thiệt hại năng suất do bệnh đốm đen gây ra đối với cây lạc và nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh một cách hệ thống. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã khẳng định được tầm quan trọng của bệnh đồng thời giải thích được sự gây bệnh của nấm P. personata hại lạc trên đồng ruộng, tìm ra thời điểm xử lý bệnh hiệu quả, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất và áp dụng các biện pháp phòng trừ nhằm giảm thiểu thiệt hại của bệnh một cách hiệu quả, góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất lạc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu bệnh đốm đen (Phaeoisariopsis personata) hại lạc tại Nghệ An HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGÔ THỊ MAI VI NGHIÊN CỨU BỆNH ĐỐM ĐEN(Phaeoisariopsis personata) HẠI LẠC TẠI NGHỆ AN CHUYÊN NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT MÃ SỐ : 62 62 01 12 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI, 2017Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNgười hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN VĂN VIÊNPhản biện 1: PGS.TS. Ngô Bích Hảo Học viện Nông nghiệp Việt NamPhản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Kim Vân Hội Khoa học kỹ thuật Bảo vệ thực vật Việt NamPhản biện 3: TS. Hà Minh Thanh Viện Bảo vệ thực vậtLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2017Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Bệnh đốm đen do nấm Phaeoisariopsis personata (giai đoạn vô tính) hayMycosphaerella berkeleyi (giai đoạn hữu tính) là một trong các bệnh hại lá nguy hiểmnhất đối với cây lạc trên toàn thế giới. Thiệt hại năng suất do bệnh đốm đen trên toàncầu ước tính gần 3 triệu USD (CABI, 2006). Mức độ thiệt hại năng suất của bệnh đốm đen hại lạc thay đổi từ 10 – 80%, tùytheo khu vực và vụ trồng (CABI, 2006; Zhang, 2001; Dwivedi, 2003; Pensuk, 2003;Khedikar, 2010). Trên đồng ruộng, nấm tạo cả 2 giai đoạn sinh sản vô tính và hữu tính nhưngbào tử phân sinh hình thành từ tàn dư tồn tại trong đất là nguồn bệnh quan trọngnhất. Nhìn chung, nấm gây bệnh đốm đen không truyền qua hạt nhưng được xem làtác nhân truyền qua đất. Khi bắt đầu vụ trồng, bào từ phân sinh nấm từ tàn dư trongđất sẽ nhiễm các lá phía dưới và nhanh chóng phát tán lên các lá phía trên và có thểgây tàn lụi bộ lá nếu điều kiện ngoại cảnh thuận lợi (McDonald et al., 1985). Tác nhân gây bệnh đốm đen là một loài nấm túi thuộc nhóm sinh dưỡng“biotrophe” và quan hệ của nấm với cây lạc tuân theo quan hệ gen đối gen điển hình.Hiện nay đã có một số nghiên cứu trên thế giới về tính kháng của cây lạc đối với nấmgây bệnh đốm đen ((Dwivedi et al., 2002; Mace et al., 2006; Mondal andBadigannavar 2009; Mondal et al., 2009; Mallikarjuna et al., 2012). Các chủng nấm khác nhau về nền di truyền có thể có phản ứng mẫn cảm khácnhau đối với thuốc hóa học cũng như khác nhau về tính gây bệnh trên các giống cây(Adiver et al., 2009). Vì vậy, mức độ đa dạng về các đặc điểm sinh học cũng như ditruyền của nấm gây bệnh đốm đen nói riêng và tác nhân gây bệnh nói chung cần phảiđược nghiên cứu để áp dụng hiệu quả các biện pháp phòng chống nhưng có rất ítnghiên cứu về mức độ đa dạng của nấm gây bệnh được thực hiện. Cho tới nay, mớichỉ có 2 nghiên cứu về mức độ đa dạng phân tử của nấm gây bệnh đốm đen hại lạc tạiẤn Độ dựa trên phân tích RAPD (Adiver et al., 2009) và phân tích phổ isozyme(Adiver et al., 2008). Tương tự cũng chỉ có 2 nghiên cứu về mức độ biến động vềtính gây bệnh của nấm gây bệnh đốm đen (Hossain, 1997; Hossain and Ilag, 2000). Tại Nghê ̣ An nói riêng và Việt Nam nói chung, bệnh đốm đen hại lạc xuất hiệnvà gây hại phổ biến trên đồng ruộng. Tuy nhiên, cho tới nay, chưa có một công trìnhnào nghiên cứu sâu và thực hiện một cách hệ thống về bệnh này ở Việt Nam. Bênca ̣nh đó, do bệnh hiếm khi làm chết cây nên người dân cũng như các cơ quan chuyênmôn chưa thâ ̣t sự ý thức đươ ̣c tác ha ̣i của nhóm bê ̣nh ha ̣i lá đế n năng suấ t và phẩ mchấ t la ̣c. Chı́nh vı̀ vậy, công tác chı̉ đa ̣o trong phòng trừ bê ̣nh chưa phù hơ ̣p dẫn đế nsự giảm sút nghiêm tro ̣ng về năng suất cũng như phẩ m chấ t la ̣c của vùng. Xuất phát từ cơ sở khoa học và thực tiễn trên, việc nghiên cứu về bệnh đốmđen hại lạc là cần thiết ở Việt Nam. Nghiên cứu này tập trung vào đánh giá thiệt hại,mức độ đa dạng của nấm cũng như đánh giá một số biện pháp phòng trừ bệnh trongđiều kiện tỉnh Nghệ An. 1 Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là cơ sở để nghiên cứu và ứng dụng cácbiện pháp trừ bệnh đốm đen nhằm phòng chống hiệu quả sự phát triển, lây lan củabệnh trên đồng ruộng, góp phần làm tăng năng suất và phẩm chất lạc.1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đánh giá được thiệt hại, mức độ đa dạng và biện pháp phòng trừ nấm P.personata gây bệnh đốm đen hại lạc tại Nghệ An.1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Bệnh đốm đen hại lạc do nấm P. personata gây ra.1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về đa dạng phân tử, đặc tính sinh học, tính gâybệnh và một số biên pháp phòng chống nấm P. personata.1.3.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu Điều tra, đánh giá tác hại và nghiên cứu về bệnh đốm đen hại lạc tại Nghệ An.Mẫu bệnh đốm đen được thu thập tại Nghệ An và một số tỉnh khác như Lào Cai,Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Đồng Nai. Đề tài được thực hiện từ năm 2012 đến năm 2015.1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Đề tài đã đánh giá được thiệt hại năng suất do bệnh đốm đen gây ra đối với câylạc ngoài đồng ruộng tại Nghệ An. Trên giống lạc L14, bệnh đốm đen có thể làmgiảm năng suất tới 30,24% trong vụ xuân và tới 49,90% trong vụ thu. Bổ sung thông tin về phân loại nấm đốm đen hại lạc tại Nghệ An. Trình tự vùnggen ITS của 11 mẫu nấm thu thập đã cho thấy chúng thuộc loài Phaeoisariopsispersonata (giai đoạn vô tính) hay Mycosphaerella berkeleyi (giai đoạn hữu tính). Dựa trên phân tích Rep - PCR cũng đã chứng tỏ quần thể nấm ở Nghệ An cómức độ đa dạng thấp và không có mối quan hệ giữa các nhóm phả hệ với đặc điểmhình thái, nguồn gốc của câc mẫu nấm thu thậ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: