Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu bón phân cho ngô lai trung ngày trên đất xám bạc màu miền Bắc Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 311.88 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án giúp xác định mật độ dày thích hợp, khi giảm khoảng cách hàng trồng, tạo khả năng tăng sử dụng phân bón trong thâm canh ngô lai trung ngày trên đất xám bạc màu; xác định lượng phân N,P,K thích hợp cho thâm canh ngô lai trung ngày ở mật độ và khoảng cách hàng dày hợp lý trên đất xám bạc màu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu bón phân cho ngô lai trung ngày trên đất xám bạc màu miền Bắc Việt Nam HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐINH VĂN PHÓNGNGHIÊN CỨU BÓN PHÂN CHO NGÔ LAI TRUNG NGÀY TRÊN ĐẤT XÁM BẠC MÀU MIỀN BẮC VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC ĐẤT MÃ SỐ : 62 62 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2015Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNgười hướng dẫn: 1. PGS.TS. NGUYỄN NHƯ HÀ 2. PGS.TS. NGUYỄN VĂN BỘPhản biện 1: PGS.TS. VŨ NĂNG DŨNG Hội Khoa học đất Việt NamPhản biện 2: TS. BÙI HUY HIỀN Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thônPhản biện 3: TS. CAO KỲ SƠN Viện Thổ nhưỡng - Nông hoáLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2015Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực có vị trí thứ 2 (sau lúa), là cây trồng hànghóa quan trọng ở các vùng sinh thái. Do cây ngô có khả năng chịu hạn, không kénđất, có thể trồng được nhiều vụ trong năm. Việt Nam có điều kiện phù hợp cho phát triển ngô qui mô lớn tại hầu hết cácvùng sinh thái. Ngành sản xuất ngô ở nước ta thực sự có những bước tiến quantrọng từ đầu những năm 1990, gắn liền với việc mở rộng diện tích trồng giống laivà hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác. Trong đó có việc xác định quy trìnhbón phân cho các giống ngô lai trồng ở mật độ 5,0 - 5,5 vạn cây/ha với khoảng cáchhàng rộng (70 cm). Năng suất ngô trung bình của Việt Nam cho đến năm 2013 mớiđạt 4,45 tấn/ha, bằng 86,9% năng suất trung bình của thế giới, thấp hơn rất nhiềuso với năng suất ở các nước phát triển (Tổng cục Thống kê, 2013; Bộ Nông nghiệp vàPTNT, 2013b). Do đó giá thành ngô hạt ở Việt Nam còn cao, chưa cạnh tranh đượcvới giá ngô thế giới. Kết quả nghiên cứu ở ngoài nước và ở nước ta trong vài năm gần đây chothấy mật độ trồng ngô cho năng suất cao nhất đối với phần lớn các giống ngô là 7,0- 8,0 vạn cây/ha, với khoảng cách hàng 40 - 50 cm. Trong khi đó ở Việt Namthường đang áp dụng mật độ trồng ngô khoảng 5,0 vạn cây/ha với khoảng cáchhàng trồng 70 cm nên hạn chế khả năng sử dụng phân bón trong thâm canh ngô. Nhu cầu ngô hạt cho chế biến thức ăn chăn nuôi để thay thế nhập khẩu ngàycàng lớn, năm 2013 nước ta phải nhập khẩu 1,9 triệu tấn ngô hạt. Chính vì vậy BộNông nghiệp và PTNT chủ trương tăng cường sản xuất ngô tại vùng đồng bằng,phát triển giống mới, cải tiến kỹ thuật thâm canh để tăng năng suất tại các vùng sảnxuất ngô truyền thống. Diện tích đất xám bạc màu ở miền Bắc Việt Nam tuy chỉ có khoảng 23000ha (Hồ Quang Đức và cs., 2014), song ở các tỉnh Trung du nó là loại đất sản xuấtnông nghiệp chủ yếu. Đây là đất có độ phì nhiêu tự nhiên thấp nhưng có tiềm năngtrồng ngô lớn ở miền Bắc Việt Nam. Hiện tại, diện tích trồng các giống ngô lai trung ngày chiếm trên 70% diệntích sản xuất ngô của Việt Nam. Đây là nhóm các giống ngô lai có thời gian sinhtrưởng hợp lý cho việc thâm canh tăng vụ đạt hiệu quả kinh tế cao ở các vùng sinhthái trồng ngô. Để tăng năng suất và sản lượng ngô hạt phục vụ các nhu cầu trong nước, rấtcần áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến cho thâm canh ngô,trong đó xác định mật độ với khoảng cách trồng dày hợp lý và mức bón phân cânđối tương ứng để cây ngô phát huy tiềm năng năng suất có vai trò quyết định.1.2. Mục đích của đề tài - Xác định mật độ dày thích hợp, khi giảm khoảng cách hàng trồng, tạo khảnăng tăng sử dụng phân bón trong thâm canh ngô lai trung ngày trên đất xám bạc màu. 1 - Xác định lượng phân N,P,K thích hợp cho thâm canh ngô lai trung ngày ởmật độ và khoảng cách hàng dày hợp lý trên đất xám bạc màu.1.3. Những đóng góp mới của đề tài Chỉ rõ tiềm năng tăng năng suất và nhu cầu tăng lượng phân bón cho ngô laitrung ngày trên đất xám bạc màu khi xác định được mật độ và khoảng cách hàngtrồng dày hợp lý là 7,0 vạn cây/ha với khoảng cách hàng 50 cm bằng giảm khoảngcách hàng từ 70 cm xuống 50 cm . Xác định được lượng phân N, P, K bón thích hợp (trên nền 10 tấn phânchuồng) cho thâm canh ngô lai trung ngày ở mật độ dày hợp lý trên đất xám bạc màulà 176 kg N + 117 kg P2O5 + 130 kg K2O. Chỉ rõ thâm canh ngô lai trung ngày trên đất xám bạc màu trong điều kiệnmật độ, khoảng cách hàng dày và lượng phân N,P,K hợp lý sẽ tạo cho cây ngô sinhtrưởng, phát triển tốt , ít sâu bệnh hại, cho năng suất hạt (6,5 - 8,3 tấn/ha) với chấtlượng ở mức cao nhất, tạo giá trị sản xuất cao (45,307 -57,409 triệu đ/ha) với chiphí sản xuất hợp lý, đem lại lãi ( 15,971 - 28,5178 triệu đồng/ha) cao hơn nhiều(24,7 - 56,2%) so với trồng ngô trong thực tế.1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài1.4.1. Ý nghĩa khoa học - Bổ sung thêm cơ sở khoa học cho việc tăng mật độ và phân bón hợp lýtrong thâm canh ngô đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao trên đất xám bạc màu. - Dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu mật độ trong mối quanhệ với bón phân trong thâm canh ngô.1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Xây dựng chế độ bón phân cho ngô thâm canh phù hợp với mật độ - Góp phần bổ sung vào tài liệu khuyến nông cây ngô. Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam Trên thế giới, ngô là cây điển hình được ứng dụng nhiều thành tựu khoa họcvào công tác nghiên cứu và sản xuất (Ngô Hữu Tình, 1977). Do vậy diện tích ngôtrên thế giới liên tục tăng trong những năm gần đây. Năm 2012 diện tích trồng ngôcủa thế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: