Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng cây Bát giác liên (Dysosma tonkinense (Gagnep.) M.Hiroe) tại Sa Pa, Lào Cai

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.51 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng cây Bát giác liên (Dysosma tonkinense (Gagnep.) M.Hiroe) tại Sa Pa, Lào Cai" nhằm góp phần xác định được 1-2 mẫu giống Bát giác liên có năng suất, chất lượng dược liệu cao và đề xuất biện pháp kỹ thuật nhân giống, trồng cây Bát giác liên phù hợp tại Sa Pa, Lào Cai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng cây Bát giác liên (Dysosma tonkinense (Gagnep.) M.Hiroe) tại Sa Pa, Lào Cai HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ PHẠM NGỌC KHÁNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC, BIỆN PHÁP KỸTHUẬT NHÂN GIỐNG VÀ TRỒNG CÂY BÁT GIÁC LIÊN (Dysosma tonkinense (Gagnep.) M.Hiroe) TẠI SA PA, LÀO CAI Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 9 62 01 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP – 2023 1Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Ninh Thị Phíp 2. PGS.TS Phạm Thanh HuyềnPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3:Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện,họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt NamVào hồi ngày tháng nămCó thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Bát giác liên (Dysosma tonkinense (Gagnep.) M.Hiroe) là loài cây thuốc quý hiếmthuộc chi Dysosma được sử dụng trong y học cổ truyền của Việt Nam để chữa rắn cắn,ung nhọt, và làm thuốc giải độc, tiêu phù (Đỗ Tất Lợi, 2004; Đỗ Huy Bích & cs., 2006).Những nghiên cứu về hóa học đã xác định trong thân ngầm và rễ của Bát giác liên cóchứa podophyllotoxin (Nguyễn Thị Dung & cs., 2018) là hợp chất đã được chứng minhcó tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư (Tan & cs., 2018; Wang & cs.,2019; Karuppaiya & Tsay, 2019; Karuppaiya & Wu, 2020; Bui Van Thanh & cs.,2022). Do đó Bát giác liên là đối tượng cây dược liệu rất có tiềm năng để phát triển,tạo nguyên liệu bào chế thuốc theo hướng điều trị ung thư trên Thế giới (Feng & cs.,2022; Kousar & cs., 2022). Do tình trạng khai thác quá mức để sử dụng làm thuốc trong cộng đồng các dân tộcvà khai thác với mục đích thương mại trong thời gian dài; đồng thời nạn chặt phá rừng,tập quán đốt nương làm rẫy, mở rộng diện tích đất canh tác tại nhiều nơi đã ảnh hưởngtrực tiếp và thu hẹp môi trường sống của cây. Nên nguồn gen Bát giác liên trong tự nhiênngày càng bị suy giảm rất nghiêm trọng, được đưa vào Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam(2006), Sách đỏ Việt Nam (2007) với mức đánh giá nguy cấp (EN) và khuyến cáo bảo tồnnguyên vị, thu thập nguồn gen để nhân giống và bảo tồn ngoại vi (Ex situ) tại các cơ sởcó chức năng để đảm bảo sự an toàn cho nguồn gen quý hiếm này. Hiện nay những nghiên cứu về đa dạng nguồn gen cũng như nhân giống và trồng trọtloài Bát giác liên (Dysosma tonkinense (Gagnep.) M.Hiroe) còn rất ít, tập trung chủ yếuvào nghiên cứu thành phần hóa học, tác dụng sinh học của hoạt chất được chiết từ dượcliệu. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, việc thực hiện nghiên cứu để cung cấp dẫn liệu khoahọc về đặc điểm nông sinh học và nhân giống, trồng cây Bát giác liên phục vụ cho mụcđích bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen quý này là hết sức cần thiết.1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1.2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu góp phần xác định được 1-2 mẫu giống Bát giác liên có năng suất, chấtlượng dược liệu cao và đề xuất biện pháp kỹ thuật nhân giống, trồng cây Bát giác liên phùhợp tại Sa Pa, Lào Cai.1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Thu thập và đánh giá đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống Bát giác liên, từđó chọn ra được 1-2 mẫu giống có tiềm năng về năng suất và chất lượng tốt phục vụ côngtác phát triển dược liệu Bát giác liên tại Sa Pa, Lào Cai; - Từ mẫu giống Bát giác liên đã chọn lọc: + Xác định được một số biện pháp kỹ thuật nhân giống hữu tính và nhân giống vôtính cây Bát giác liên; + Xác định được một số biện pháp kỹ thuật trồng cây Bát giác liên tại Sa Pa, Lào Cai.1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Các mẫu giống Bát giác liên được thu thập ở Việt Nam từ năm 2014 đến năm 2017 vàtrồng đánh giá tại Trung tâm nghiên cứu dược liệu Sa Pa.1.3.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện từ năm 2017 đến năm 2022.1.3.3. Địa điểm nghiên cứu - Đánh giá đặc điểm hình thái, sinh trưởng, phát triển, nhân giống và trồng cây Bátgiác liên được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu dược liệu Sa Pa - Viện Dược liệu; - Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu các bộ phận sinh dưỡng và sinh sản được thực hiệntại Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm Tài nguyên dược liệu -Viện Dược liệu; - Nghiên cứu về phân loại cây Bát giác liên dựa trên trình tự gen ITS được thực hiệntại Bảo tàng Thiên Nhiên Việt Nam – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; - Nghiên cứu đa dạng di truyền các mẫu giống Bát giác liên được thực hiện tại KhoaCông nghệ sinh học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam; - Đánh giá hàm lượng podophyllotoxin trong dược liệu Bát giác liên tại Khoa Hóaphân tích Tiêu chuẩn– Viện Dược liệu.1.3.4. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá đặc điểm nông sinh học các mẫu giống Bát giác liên; - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Bát giác liên; - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây Bát giác liên.1.4. NHỮNG ĐÓP GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Từ 20 mẫu giống Bát giác liên (D.tonkinense) thu thập, đã xác định được các đặcđiểm nông sinh học, đa dạng di truyền giữa các mẫu giống và tuyển chọn được mẫu giốngBát giác liên M11 thu tại Vị Xuyên – Hà Giang. Mẫu giống này có đặc điểm thân ngầmdạng chuỗi với các đốt hình trụ dẹt; thân khí sinh màu xanh nhạt, mặt trên phiến lá có vếtloang hình đa giác màu nâu đỏ, tràng hoa màu đỏ đậm; có đặc điểm sinh trưởng phát triểntốt với năng suất dược liệu đạt 11,75 tạ/ha và hàm lượng hoạt chất podophyllotoxin cao(đạt 3,51%), phù hợp để phát triển sản xuất dược liệu tại Sa Pa, Lào Cai; - Xác định được một số ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: