Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống sâu xanh Helicoverpa armigera (Hübner) (Lepidoptera: Noctuidae) đục bắp ngô tại Hà Nội, Việt Nam và Viêng Chăn, Lào

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.14 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm xác định được thành phần loài sâu hại bộ cánh vảy (Lepidoptera) trên ngô tại Hà Nội, Việt Nam và Viêng Chăn, Lào năm 2017- 2019; Điều tra xác định vị trí số lượng và sự chu chuyển của sâu xanh tại vùng nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống sâu xanh Helicoverpa armigera (Hübner) (Lepidoptera: Noctuidae) đục bắp ngô tại Hà Nội, Việt Nam và Viêng Chăn, Lào HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HATSADA VIRACHACK NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SÂU XANH Helicoverpaarmigera (Hübner) (Lepidoptera: Noctuidae) ĐỤC BẮP NGÔ TẠI HÀ NỘI, VIỆT NAM VÀ VIÊNG CHĂN, LÀO Ngành : Bảo vệ thực vật Mã số : 9 62 01 12 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2020Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNgười hướng dẫn: 1. PGS.TS. ĐẶNG THỊ DUNG 2. PGS.TS. HỒ THỊ THU GIANGPhản biện 1: GS.TS. Phạm Văn Lầm Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt NamPhản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Oanh Hội Côn trùng học Việt NamPhản biện 3: TS. Đào Thị Hằng Viện Bảo vệ thực vật Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2020Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam - Thư viện khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 PHẦN 1. MỞ ĐẦU1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cây ngô (Zea mays L.) thuộc họ Hòa thảo (Poaceae) là cây lương thực quan trọngtrong nền kinh tế toàn cầu. Ở một số khu vực nghèo nhất thế giới như Châu Phi, Châu Á vàChâu Mỹ Latinh, ngô đã trở thành nền tảng cho an ninh lương thực (Guo & cs., 2012). Ngôlà loại ngũ cốc có sản lượng cao nhất hàng năm, khoảng 1041,7 triệu tấn so với lúa gạo là486,3 triệu tấn và 758,5 triệu tấn ở lúa mì) (USDA, 2018). Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa, Theo Cục Xúctiến thương mại Việt Nam (2016) diện tích sản xuất ngô năm 2016 đạt 1,3 triệu ha, năngsuất trung bình 4,6 tấn/ha, sản lượng đạt 5,98 triệu tấn. Năm 2017, Việt Nam phải nhậpkhẩu 7,75 triệu tấn hạt ngô, tương đương với 1,51 tỷ USD để sản xuất thức ăn chăn nuôi.Mục tiêu đến năm 2020, diện tích ngô toàn quốc đạt 1,4 triệu ha, năng suất đạt từ 55,0- 60,0tạ/ha, sản lượng 8,4 triệu tấn đáp ứng 80% nhu cầu tiêu dùng trong nước (Đỗ Văn Ngọc,2016). Ở nước CHDCND Lào, sản xuất ngô hàng năm được mở rộng về diện tích; năng suấtvà sản lượng ngày một nâng cao. Năm 2015, cả nước có diện tích ngô tẻ 223.210 ha năngsuất 5,53 tấn/ha, sản lượng 1.234,065 tấn và ngô ngọt cả nước có 30,815 ha, năng suất 9,16tấn/ha, sản lượng 282,185 tấn (Cục Trồng trọt Lào, 2015). Tuy nhiên, như những cây trồng khác, ngô bị nhiều loài sâu hại tấn công, trong đó cósâu xanh Helicoverpa armigera (Hübner). Sâu xanh là loài côn trùng đa thực, thích ăn bộphận sinh sản của cây và thường phát sinh với số lượng quần thể lớn, vì vậy nó thường trởthành sâu hại nguy hiểm cho một số loài cây trồng nông nghiệp ở mỗi vùng lãnh thổ. Trênngô, sâu xanh là đối tượng gây hại bắp quan trọng, làm ảnh hưởng đến mẫu mã và chấtlượng bắp ngô. Với tính chất gây hại và tầm quan trọng về kinh tế như vậy, việc đi sâunghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống loài sâu này ở HàNội, Việt Nam và Viêng Chăn, Lào là một công việc rất cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầusản xuất và bảo vệ ngô tại vùng nghiên cứu.1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở những số liệu nghiên cứu về thành phần sâu hại bộ cánh vảy trên ngô, vịtrí số lượng và sự chu chuyển của sâu xanh Helicoverpa armigera (Hübner) trên ngô; đi sâunghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu xanh, từ đó đề xuất biện pháp phòngchống sâu xanh đạt hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường.1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định thành phần loài sâu hại bộ cánh vảy (Lepidoptera) trên ngô tại Hà Nội,Việt Nam và Viêng Chăn, Lào năm 2017- 2019; Điều tra xác định vị trí số lượng và sự chuchuyển của sâu xanh tại vùng nghiên cứu; - Nghiên cứu xác định đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của loài sâuxanh H. armigera trên cây ngô; - Đề xuất một số biện pháp phòng chống sâu xanh hại ngô tại Viêng Chăn, Lào. 11.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Sâu xanh Helicoverpa armigera (Hübner) (Lepidoptera: Noctuidae) hại ngô.1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thành phần sâu hại thuộc bộ cánh vảy trên ngô tại HàNội, Việt Nam và Viêng Chăn, Lào trong 3 năm 2017-2019. Nghiên cứu đặc điểm sinh vậthọc, sinh thái học của sâu xanh H. armigera hại ngô và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: