Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trong các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 377.64 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án tập trung nghiên cứu về đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, trong đó đi sâu vào nghiên cứu đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán với việc nâng cao chất lượng kiểm toán và đó cũng chính là đối tượng nghiên cứu của luận án.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trong các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam 1 LỜI MỞ ĐẦU Cùng với xu thế hội nhập về dịch vụ kế toán, kiểm toán với khu vực và quốctế, những đòi hỏi từ thực tiễn quản lý đã đặt ra yêu cầu phải nâng cao chất lượngdịch vụ cung cấp của các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam. Một yếu tố quantrọng góp phần nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán là đánh giá khoa học và chuẩnxác trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Tuy nhiên, trên thực tế công việc đánh giá trọngyếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC của các công ty kiểm toán độc lậpViệt Nam hiện vẫn còn nhiều điểm chưa hoàn thiện. Chính vì vậy, nghiên cứu việchoàn thiện đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC là mộtvấn đề cấp bách. Hiện nay, ở Việt Nam đã có các công trình nghiên cứu về kiểm toán đượccông bố. Tuy nhiên vẫn chưa có đề tài nào đi sâu vào lĩnh vực đánh giá trọng yếuvà rủi ro kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập, đặc biệt trong quan hệ vớiviệc nâng cao chất lượng kiểm toán. Do đó, Tác giả đã chọn Đề tài cho Luận ánTiến sĩ của mình là: “Nghiên cứu đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán nhằmnâng cao chất lượng hoạt động trong các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam”. Luận án tập trung nghiên cứu về đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, trong đóđi sâu vào nghiên cứu đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán với việc nâng cao chấtlượng kiểm toán và đó cũng chính là đối tượng nghiên cứu của luận án. Phạm vi nghiên cứu của Đề tài là các công ty kiểm toán độc lập của Việt Nam(không bao gồm các công ty kiểm toán độc lập 100% vốn nước ngoài). 2CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN1.1.1. Lý luận cơ bản về trọng yếu Trọng yếu, xét trong quan hệ với nội dung kiểm toán, là khái niệm chung chỉrõ tầm cỡ và tính hệ trọng của phần nội dung cơ bản của kiểm toán có ảnh hưởngtới tính đúng đắn của việc nhận thức, đánh giá đối tượng kiểm toán và việc sử dụngthông tin đã đánh giá đó để đưa ra quyết định quản lý. Trên góc độ người sử dụngthông tin, một thông tin được coi là trọng yếu và cần phải được trình bày trênBCTC nếu nó có khả năng ảnh hưởng tới các quyết định của người sử dụng. Trong khái niệm trọng yếu đã bao hàm hai mặt liên quan tới nhận thức đốitượng: Quy mô hay tầm cỡ (mặt lượng) và vị trí hay tính hệ trọng (mặt chất) củaphần nội dung cơ bản.1.1.2. Lý luận cơ bản về rủi ro kiểm toán1.1.2.1. Khái niệm rủi ro kiểm toán Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kiểm toán, có thể khác nhau về câu chữnhưng đều bao hàm trong rủi ro kiểm toán những nhận xét không xác đáng, chủ yếutheo hướng KTV kết luận BCTC của khách hàng được trình bày trung thực, hợp lýtrong khi chúng vẫn có sai phạm trọng yếu. Những sai phạm này ảnh hưởng trọngyếu tới những người sử dụng thông tin trên BCTC.1.1.2.2. Phân loại rủi ro kiểm toán Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủiro phát hiện. Thứ nhất, Rủi ro tiềm tàng: là khả năng tồn tại các sai phạm trọng yếu trongbản thân các đối tượng kiểm toán (chưa tính đến sự tác động của bất cứ hoạt độngkiểm soát nào kể cả kiểm soát nội bộ). Rủi ro tiềm tàng là khả năng BCTC có saiphạm trọng yếu với giả thiết trong đơn vị không có hoạt động kiểm soát nội bộ. Thứ hai, Rủi ro kiểm soát: là khả năng HTKSNB của đơn vị kiểm toánkhông phát hiện, ngăn ngừa và sửa chữa kịp thời các sai phạm trọng yếu. Đây làrủi ro liên quan đến sự yếu kém của HTKSNB. Thứ ba, Rủi ro phát hiện: là rủi ro liên quan đến khả năng các thủ tục kiểmtoán của KTV đã tiến hành nhưng không phát hiện được các sai phạm trọng yếu. 31.1.2.3. Mối quan hệ giữa các loại rủi ro - Mô hình rủi ro kiểm toán Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và các bộ phận rủi ro cấu thành có thểđược thể hiện qua mô hình rủi ro kiểm toán: AR = IR x CR x DR Trong đó: - AR: Rủi ro kiểm toán; - IR: Rủi ro tiềm tàng - CR: Rủi ro kiểm soát - DR: Rủi ro phát hiện Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát tồn tại độc lập, khách quan với các thửnghiệm kiểm toán. Ngược lại, KTV có thể kiểm soát được rủi ro phát hiện thôngqua việc điều chỉnh nội dung, thời gian và phạm vi của các thử nghiệm kiểm toán.1.2. ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN VỚI VIỆC NÂNGCAO CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN1.2.1. Đánh giá trọng yếu Quá trình đánh giá trọng yếu gồm 5 bước công việc chính và có thể khái quátqua Sơ đồ: Ƣớc lượng ban đầu về trọng yếu Lập kế hoạch phạm vi của các thử nghiệm Phân bổ mức ước lượng ban đầu về kiểm toán trọng yếu cho các khoản mục Ƣớc tính tổng số sai sót cho từng khoản mục Ƣớc tính sai số kết hợp của toàn bộ BCTC Đánh giá các kết quả So sánh sai số tổng hợp ước tính với mức ước lượng ban đầu (hoặc đã điều chỉnh) về trọng yếu 4Bước I: Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu Mức ước lượng ban đầu về trọng yếu là lượng sai lệch tối đa của các BCTCnhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng thông tin tàichính. Nói cách khác, đó chính là những sai sót có thể chấp nhận được đối với toànbộ BCTC. Trên thực tế, để hỗ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: