Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đề xuất sử dụng bền vững một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 431.92 KB
Lượt xem: 30
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đề tài có mục tiêu nhằm đánh giá tiềm năng, hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu từ đó đề xuất bố trí sử dụng bền vững phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đề xuất sử dụng bền vững một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ĐÀO ĐỨC MẪN NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG BỀN VỮNG MỘT SỐ LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 62 85 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2014 Công trình hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh 2. PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Trần Văn Tuấn, Trường Đại học Khoa học tự nhiên Phản biện 3: PGS.TS. Hồ Quang Đức, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Vào hồi giờ, ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế trong điểm tập trung nhiều các viện nghiên cứu, trường đại học, nông dân có truyền thống canh tác lâu đời nhưng hiệu quả sử dụng đất canh tác chưa cao, đồng thời lực lượng lao động dư thừa quá lớn. Mặc dù có sự chuyển dịch về thành phố và khu công nghiệp nhưng tỷ lệ dân cư nông thôn vẫn chiếm 75,5% (năm 2004) so với 84,2% (năm 1990). Do vậy, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả khai thác lợi thế về thị trường, điều kiện tự nhiên và lao động là yêu cầu cấp thiết (Nguyễn Văn Bộ và Nguyễn Trọng Khanh, 2010). Tứ Kỳ là một trong 12 đơn vị hành chính của tỉnh Hải Dương, với tổng diện tích đất tự nhiên là 17.019,01 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 11.212,06 ha (đất trồng cây hàng năm 8.497,79 ha). Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn chiếm 45% tổng giá trị sản xuất toàn huyện (năm 2010). Tứ Kỳ có nhiều lợi thế cho sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, nhiều tiềm năng vẫn chưa được phát huy, khai thác một cách đầy đủ; các nguồn lực chưa được khai thác, thể hiện như: đất sản xuất nông nghiệp của các hộ dân còn manh mún, phân tán, chưa hình thành được các vùng sản xuất tập trung, chuyên môn hóa nhằm đẩy mạnh sản xuất phát triển, việc tổ chức kinh doanh dịch vụ, chế biến nông sản chưa gắn với việc sản xuất hàng hóa, chưa có chiến lược quy hoạch dài hạn gắn quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển nông nghiệp, đặc biệt đối với các loại cây trồng, loại hình sử dụng đất là thế mạnh của huyện... Để hướng tới sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả, an toàn, bền vững trên địa bàn huyện cần có những nghiên cứu đánh giá toàn diện về tiềm năng lợi thế, đồng thời xác định những điểm yếu đang hạn chế sự phát triển nông nghiệp làm cơ sở cho các nhà quản lý, quy hoạch sử dụng đất theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện. Đề tài “Nghiên cứu đề xuất sử dụng bền vững một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương” được thực hiện nhằm góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn cho định hướng sử dụng đất hợp lý, bền vững ở huyện Tứ Kỳ. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá tiềm năng, hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu từ đó đề xuất bố trí sử dụng bền vững phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu, các kiểu sử dụng đất và các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. 1 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được giới hạn nghiên cứu trong phạm vi đất trồng cây hàng năm với các loại hình, các kiểu sử dụng đất chủ yếu, gồm các loại hình sử dụng đất chuyên lúa, lúa - màu và chuyên rau màu trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa các cây trồng, loại hình sử dụng đất với chất lượng đất và làm rõ mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế- xã hội đối với các cây trồng, loại hình sử dụng đất, từ đó làm cơ sở khoa học cho việc bố trí hợp lý hệ thống sử dụng đất và các loại hình sử dụng đất khi xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cho địa bàn cấp huyện. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Cung cấp cơ sở dữ liệu cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp vừa đạt hiệu quả cao vừa đảm bảo sử dụng đất và phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương và mở ra các hướng nghiên cứu tiếp theo cho các huyện khác trong tỉnh và những vùng có điều kiện tương tự. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án đã vận dụng thành công mô hình toán học GAMS, kết hợp với kết quả đánh giá chất lượng đất, hiệu quả các loại hình sử dụng đất để giải bài toán quy hoạch tuyến tính đa mục tiêu liên quan đến hiệu quả sử dụng đất để đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững cho một huyện điển hình của vùng đồng bằng sông Hồng, đất chật người đông, làm cơ sở cho quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra lợi thế để phát triển sản xuất trồng trọt là lực lượng lao động dồi dào và trở ngại trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội trong sử dụng đất canh tác ở huyện Tứ Kỳ là thiếu vốn đầu tư cho sản xuất trồng trọt. 6. Bố cục của luận án Luận án gồm 150 trang không kể tài liệu tham khảo gồm các phần: Mở đầu 3 trang; tổng quan tài liệu 45 trang; đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 8 trang; kết quả nghiên cứu và thảo luận 92 trang; kết luận và đề nghị 2 trang. 38 bảng số liệu, 11 hình, 59 phụ lục. Trong luận án đã tham khảo 110 tài liệu trong đó: 90 tài liệu tiếng Việt và 20 tài liệu tiếng Anh. Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đề xuất sử dụng bền vững một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ĐÀO ĐỨC MẪN NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG BỀN VỮNG MỘT SỐ LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 62 85 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2014 Công trình hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh 2. PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Trần Văn Tuấn, Trường Đại học Khoa học tự nhiên Phản biện 3: PGS.TS. Hồ Quang Đức, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Vào hồi giờ, ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế trong điểm tập trung nhiều các viện nghiên cứu, trường đại học, nông dân có truyền thống canh tác lâu đời nhưng hiệu quả sử dụng đất canh tác chưa cao, đồng thời lực lượng lao động dư thừa quá lớn. Mặc dù có sự chuyển dịch về thành phố và khu công nghiệp nhưng tỷ lệ dân cư nông thôn vẫn chiếm 75,5% (năm 2004) so với 84,2% (năm 1990). Do vậy, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả khai thác lợi thế về thị trường, điều kiện tự nhiên và lao động là yêu cầu cấp thiết (Nguyễn Văn Bộ và Nguyễn Trọng Khanh, 2010). Tứ Kỳ là một trong 12 đơn vị hành chính của tỉnh Hải Dương, với tổng diện tích đất tự nhiên là 17.019,01 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 11.212,06 ha (đất trồng cây hàng năm 8.497,79 ha). Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn chiếm 45% tổng giá trị sản xuất toàn huyện (năm 2010). Tứ Kỳ có nhiều lợi thế cho sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, nhiều tiềm năng vẫn chưa được phát huy, khai thác một cách đầy đủ; các nguồn lực chưa được khai thác, thể hiện như: đất sản xuất nông nghiệp của các hộ dân còn manh mún, phân tán, chưa hình thành được các vùng sản xuất tập trung, chuyên môn hóa nhằm đẩy mạnh sản xuất phát triển, việc tổ chức kinh doanh dịch vụ, chế biến nông sản chưa gắn với việc sản xuất hàng hóa, chưa có chiến lược quy hoạch dài hạn gắn quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển nông nghiệp, đặc biệt đối với các loại cây trồng, loại hình sử dụng đất là thế mạnh của huyện... Để hướng tới sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả, an toàn, bền vững trên địa bàn huyện cần có những nghiên cứu đánh giá toàn diện về tiềm năng lợi thế, đồng thời xác định những điểm yếu đang hạn chế sự phát triển nông nghiệp làm cơ sở cho các nhà quản lý, quy hoạch sử dụng đất theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện. Đề tài “Nghiên cứu đề xuất sử dụng bền vững một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương” được thực hiện nhằm góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn cho định hướng sử dụng đất hợp lý, bền vững ở huyện Tứ Kỳ. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá tiềm năng, hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu từ đó đề xuất bố trí sử dụng bền vững phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu, các kiểu sử dụng đất và các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. 1 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được giới hạn nghiên cứu trong phạm vi đất trồng cây hàng năm với các loại hình, các kiểu sử dụng đất chủ yếu, gồm các loại hình sử dụng đất chuyên lúa, lúa - màu và chuyên rau màu trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa các cây trồng, loại hình sử dụng đất với chất lượng đất và làm rõ mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế- xã hội đối với các cây trồng, loại hình sử dụng đất, từ đó làm cơ sở khoa học cho việc bố trí hợp lý hệ thống sử dụng đất và các loại hình sử dụng đất khi xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cho địa bàn cấp huyện. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Cung cấp cơ sở dữ liệu cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp vừa đạt hiệu quả cao vừa đảm bảo sử dụng đất và phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương và mở ra các hướng nghiên cứu tiếp theo cho các huyện khác trong tỉnh và những vùng có điều kiện tương tự. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án đã vận dụng thành công mô hình toán học GAMS, kết hợp với kết quả đánh giá chất lượng đất, hiệu quả các loại hình sử dụng đất để giải bài toán quy hoạch tuyến tính đa mục tiêu liên quan đến hiệu quả sử dụng đất để đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững cho một huyện điển hình của vùng đồng bằng sông Hồng, đất chật người đông, làm cơ sở cho quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra lợi thế để phát triển sản xuất trồng trọt là lực lượng lao động dồi dào và trở ngại trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội trong sử dụng đất canh tác ở huyện Tứ Kỳ là thiếu vốn đầu tư cho sản xuất trồng trọt. 6. Bố cục của luận án Luận án gồm 150 trang không kể tài liệu tham khảo gồm các phần: Mở đầu 3 trang; tổng quan tài liệu 45 trang; đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 8 trang; kết quả nghiên cứu và thảo luận 92 trang; kết luận và đề nghị 2 trang. 38 bảng số liệu, 11 hình, 59 phụ lục. Trong luận án đã tham khảo 110 tài liệu trong đó: 90 tài liệu tiếng Việt và 20 tài liệu tiếng Anh. Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu nông nghiệp Sử dụng bền vững Sử dụng đất nông nghiệp Công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp Huyện Tứ Kỳ Tỉnh Hải Dương Định hướng phát triển nông nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
205 trang 431 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 385 1 0 -
174 trang 336 0 0
-
206 trang 305 2 0
-
228 trang 272 0 0
-
32 trang 230 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 226 0 0 -
Tìm hiểu về Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp: Phần 1
10 trang 224 0 0 -
208 trang 219 0 0
-
27 trang 199 0 0