Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu dịch tễ học bệnh dịch tả lợn cổ điển (Classical swine fever) ở lợn tại miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2014 - 2017

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.95 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm xác định được sự mang trùng và hiện tượng dung nạp miễn dịch ở đàn lợn nuôi và xác định một số đặc điểm dịch tễ học phân tử của virus dịch tả lợn ở miền Bắc Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu dịch tễ học bệnh dịch tả lợn cổ điển (Classical swine fever) ở lợn tại miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2014 - 2017 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN PHỤC HƢNG NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC BỆNH DỊCH TẢ LỢN CỔ ĐIỂN (CLASSICAL SWINE FEVER) Ở LỢN TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 - 2017Chuyên ngành: Dịch tễ học thú yMã số: 9 64 01 08 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội, 2019 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Thị Lan 2. PGS.TS. Lê Văn Phan Phản biện 1: GS.TS. Lê Thanh Hòa Viện Công nghệ sinh học Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Công Hoạt Bộ khoa học và Công nghệ Phản biện 3: TS. Phan Quang Minh Cục Thú yLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấpHọc viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt NamVào hồi 08h0 ngày 28 tháng 12 năm 2019 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Chăn nuôi lợn nước ta trong những năm gần đây đã phát triển nhanhchóng. Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO) trong thập niênvừa qua Việt Nam được ghi nhận là nước chăn nuôi phát triển mạnh và cungcấp nhiều thịt lợn. Xong tập quán chăn nuôi theo hướng truyền thống vẫn cònrất phổ biến, không có tính chuyên nghiệp nên dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Trong công cuộc đổi mới của toàn Đảng, toàn dân, ngành chăn nuôi nướcta đang từng bước phát triển vững chắc, đạt nhiều thành tựu to lớn đáng khíchlệ và dần trở thành một trong những ngành chính của nông nghiệp Việt Nam.Đặc biệt, khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương MạiThế giới (WTO), nhà nước đã có những chính sách điều chỉnh phù hợp nhưkinh tế trang trại, vốn tín dụng, chính sách đất đai, chính sách đầu tư nướcngoài... Tất cả các chính sách đó đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngànhnông nghiệp trong đó có chăn nuôi. Bước đầu đã có sự hình thành các khu vực,các cụm chăn nuôi mang tính hàng hóa phù hợp với phát triển của từng loại giasúc, gia cầm và đặc biệt có thể cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao. Thời gian vừa qua, do hội nhập kinh tế quốc tế, việc giao lưu buôn bánđộng vật, sản phẩm động vật giữa các nước trên thế giới ngày càng mở rộng,tình hình dịch bệnh động vật cũng phát triển mạnh, trong đó có bệnh dịch tả lợncổ điển (Classical Swine Fever) xảy ra tràn lan ở nhiều khu vực. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, dịch tả lợn cổ điển liên tiếp nổ ragây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi lợn. Bệnh xuất hiện trong cả nước vàxảy ra tương đối nghiêm trọng ở nhiều tình thành. Bệnh có tốc độ lây lannhanh, xảy ra ở lợn mọi lứa tuổi, đặc biệt trên lợn con, tỷ lệ chết có thể lên tới100%. Một trong những đặc điểm quan trọng là lợn nái tạo cảm nhiễm qua nhauthai, gây chết phôi, sảy thai... Những lợn con sống sót xuất hiện tình trạng Dungnạp miễn dịch – không đáp ứng với vacxin tiêm phòng và mẫn cảm cao vớivirus dịch tả lợn cường độc lưu hành, dễ tạo ra sự bùng phát của dịch. Vì vậy,tổ chức dịch tễ thế giới xếp bệnh này thuộc bảng A, là bảng danh mục các bệnhnguy hiểm nhất. Bệnh dịch tả lợn do một loại virus Pestivirus, họ Flaviviridae, đó là bệnhtruyền nhiễm gây tiêu chảy nặng, lây lan nhiều và không có thuốc đặc trị ở lợnmọi lứa tuổi với nhiều thể khác nhau, gây chết hoặc không, lợn nhiễm bệnh duytrì mầm bệnh lâu dài gây thiệt hại trầm trọng về mặt kinh tế cho người chănnuôi. Virus xâm nhập chủ yếu qua đường tiêu hóa, qua niêm mạc, qua vếtthương ở da và một phần qua hệ thống hô hấp. Theo các nghiên cứu cho thấyCSFV lây truyền theo chiều ngang và chiều dọc. 1 Ở nước ta, do tính chất nguy hiểm của bệnh, ngành thú y đã có những biệnpháp tích cực nhằm khống chế bệnh. Tuy nhiên bệnh vẫn luôn xảy ra và gâythiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Các nhà khoa học trong lĩnh vực thú y cũng bỏnhiều công sức và cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu công bố về căn bệnhvà các đặc điểm dịch tễ học của bệnh, tuy nhiên do sự thay đổi về điều kiện thờitiết, khí hậu, thay đổi về điều kiện xã hội, phương thức và tập quán chăn nuôithì các đặc điểm về dịch tễ học của một số bệnh cũng sẽ thay đổi, tìm ra đượcsự thay đổi đó sẽ là một phương hướng để đưa ra những biện pháp hiệu quả hơntrong công tác phòng chống bệnh. Cho đến hiện tại, chưa có một nghiên cứu hệ thống đầy đủ về dịch tễ họccủa bệnh dịch tả lợn trên tổng đại diện đàn lợn nuôi tại miền Bắc Việt Nam. Vìvậy trước một diễn biến phức tạp của dịch bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu vềdịch tễ học bệnh dịch tả lợn cổ điển ở lợn tại miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2014-2017, đây là việc cần thiết và cấp bách trong bối cảnh hiện nay nhằm đưa ra nhữngkhuyến cáo và những giải pháp cấp thiết hỗ trợ cho công tác phòng chống dịchbệnh; giúp người chăn nuôi giảm thiểu thiệt hại trong quá trình chăn nuôi lợn.1.2. MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU - Cập nhật và phân tích một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh dịch tả lợntại miền Bắc Việt Nam. - Xác định hiện tượng mang trùng và dung nạp miễn dịch của bệnh dịchtả lợn đối với lợn nuôi tại khu vực nghiên cứu. - Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học phân tử những chủng virus dịchtả lợn phân lập tại miền Bắc Việt Nam1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.3.1. Địa điểm nghiên cứu - Một số tỉnh phía Bắc Việt Nam gồm: Ba tỉnh Tây Bắc Bộ (Hòa Bình,Yên Bái, Sơn La), ba tỉnh Đông Bắc Bộ (Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên) vàbốn tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng (Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương). - Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học thú y và Phòng thínghiệm của Bộ môn Bệnh lý học của Khoa Thú ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: