Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu suất sử dụng phân đạm viên nén cho ngô tại Thanh Hóa

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.37 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích cơ bản của luận án này là xác định khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng NPK của đất, hiệu suất sử dụng đạm, liều lượng đạm bón dạng viên nén và một số giải pháp kỹ thuật phù hợp nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng đạm cho ngô; góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh ngô năng suất cao, chất lượng tốt tại tỉnh Thanh Hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu suất sử dụng phân đạm viên nén cho ngô tại Thanh Hóa HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN ĐỨC THIỆN NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU SUẤTSỬ DỤNG PHÂN ĐẠM VIÊN NÉN CHO NGÔ TẠI THANH HÓA Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 62 62 01 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh 2. PGS.TS. Nguyễn Thế HùngPhản biện 1: PGS.TS. Tăng Thị Hạnh Học viện Nông nghiệp Việt NamPhản biện 2: TS. Lê Văn Dũng Viện Nghiên cứu NgôPhản biện 3: TS. Trần Minh Tiến Viện Thổ nhưỡng - Nông hoáLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng Đánh giá luận án cấp Học việnhọp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi... giờ..., ngày ... tháng ... năm 2016Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Lương Định Của - Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ở Việt Nam, cây ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa và làcây màu quan trọng nhất được trồng ở tất cả các vùng sinh thái (Bộ Nông nghiệpvà PTNT, 2011). Hiện nay do nhu cầu của nền kinh tế, hàng năm, nước ta vẫn phảinhập khẩu hàng triệu tấn ngô. Để giải quyết sự thiếu hụt sản lượng ngô, bên cạnh các giải pháp mở rộngdiện tích, tăng vụ trồng thì sử dụng phân bón trong thâm canh tăng năng suất làmột giải pháp quan trọng nhất đối với sản xuất ngô hiện nay của Việt Nam(Nguyễn Văn Bộ, 2013). Thanh Hoá là một trong 4 tỉnh có diện tích trồng ngô lớn nhất cả nướcnhưng thời gian gần đây diện tích sản xuất ngô của tỉnh có xu hướng giảm. Kếtquả điều tra, đánh giá sơ bộ cũng cho thấy, để thu được năng suất cao, trong sảnxuất ngô các hộ nông dân thường sử dụng một lượng rất lớn phân bón (phân đơnhoặc phân tổng hợp NPK). Khi sử dụng các loại phân trên hiệu quả phân bónkhông cao, tốn công lao động do phải bón từ 2 - 3 lần, ngoài ra một lượng rất lớnphân bón bị mất đi do rửa trôi, bay hơi, thấm sâu vào trong đất…; trong đó lượngđạm mất đi là lớn nhất, có thể lên tới 67% (Raun and Gordon, 1999). Để giảm thiểu thiệt hại do lượng phân đạm mất đi, các nhà khoa học khuyếncáo nên sử dụng phân đạm giải phóng chậm (Blaylock et al., 2005; Burton et al.,2008; Halvorson et al., 2008; Paniagua, 2006; Motavalli et al., 2008; Shaviv,2000; Trenkel, 1997). Do đó việc nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để nâng caohiệu suất xử dụng phân bón, hiệu quả sản xuất, giảm thiểu tác động môi trường làhết sức cần thiết.1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Xác định khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng NPK của đất, hiệu suất sửdụng đạm, liều lượng đạm bón dạng viên nén và một số giải pháp kỹ thuật phùhợp nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng đạm cho ngô; góp phần hoàn thiện quy trìnhthâm canh ngô năng suất cao, chất lượng tốt tại tỉnh Thanh Hóa.1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Thời gian: Các thí nghiệm được tiến hành từ năm 2010 đến năm 2013 trên cơsở kế thừa những kết quả nghiên cứu thu được từ năm 2000 trở lại đây. - Giới hạn của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu tập trung nghiên cứu các giảipháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng đạm của ngô trên đất phù sa sông Mãthông qua việc xây dựng chế độ bón phân đạm dạng viên nén hợp lý cho ngô (baogồm xác định lượng bón, thời gian bón, cách bón và biện pháp che phủ cho ngô) tạihuyện Vĩnh Lộc - tỉnh Thanh Hoá.1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Đã chỉ rõ khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất tại khu vực nghiêncứu cho cây ngô ở mức: Khả năng cung cấp đạm của đất (INS) là 44,4 - 88,3 kgN/ha; khả năng cung cấp lân của đất (IPS) là 21,8 - 54,8 kg P2O5/ha; khả năngcung cấp kali của đất (IKS) là 31,6 - 82,7 kg K2O/ha. 1 Xác định được lượng phân đạm bón thích hợp (trên nền 8 tấn phân chuồng +90 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha) cho giống ngô C919 là 120 kg N dạng viên nén/ha. Đã mô hình hóa được sự di chuyển đạm từ vị trí bón phân đạm dạng viênnén trong đất làm cơ sở để xác định được khoảng cách, độ sâu bón đạm dạng viênnén cho ngô thích hợp nhất ở khoảng cách 10 cm so với gốc ngô và độ sâu 10 cmso với bề mặt luống ngô. Sử dụng phân đạm dạng viên nén kết hợp với biện pháp che phủ sẽ giúp chocây ngô sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh hại, cho năng suất hạt bình quân đạt76,4 tạ/ha, tạo ra giá trị sản xuất bình quân 45,8 triệu/ha với chi phí sản xuất hợplý, đem lại lãi bình quân 27,0 triệu/ha (cao hơn 8,3 triệu đồng/ha, tương ứng với44,4% so với sản xuất ngô theo quy trình thông thường).1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI1.5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài là những dẫn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: