Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu hiện đại hóa hệ thống địa chính trong quản lý đất đai thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.34 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đánh giá thực trạng HTĐC thành phố Vinh nhằm tìm ra những tồn tại của HTĐC trong QLĐĐ thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. - Đề xuất một số giải pháp để phát triển HTĐC hiện đại trong QLĐĐ thành phố Vinh tỉnh Nghệ An nhằm góp phần tăng cường năng lực QLĐĐ đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH bền vững của địa phương trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu hiện đại hóa hệ thống địa chính trong quản lý đất đai thành phố Vinh, tỉnh Nghệ AnBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNTHỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMTHÁI VĂN NÔNGNGHIÊN CỨU HIỆN ĐẠI HÓA HỆ THỐNGĐỊA CHÍNH TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAITHÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ ANCHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAIMÃ SỐ : 62 85 01 03TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨHÀ NỘI - 2015Công trình hoàn thành tại:HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNgười hướng dẫn : 1. TS. NGUYỄN ĐÌNH BỒNG2. TS. ĐỖ THỊ TÁMPhản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Văn ĐịnhHọc viện Nông nghiệp Việt NamPhản biện 2: TS. Lê Minh TáTrường Đại học Mỏ - Địa chấtPhản biện 3: PGS.TS. Trần Văn TuấnTrường Đại học Khoa học tự nhiênLuận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:Học viện Nông nghiệp Việt NamVào hồingàythángnăm 2015Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:- Thư viện Quốc gia Việt Nam- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt NamMỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiĐất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thànhphần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơsở kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng an ninh (Quốc Hội nước CHXHCNVN, 2013).Quản lý đất đai (QLĐĐ) được xác định là một khoa học tổng hợp về tự nhiên, kinh tế, xãhội, pháp lý và kỹ thuật liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai. Hệ thống quản lý đất đaibao gồm các thành phần chính là: pháp luật đất đai, quy hoạch sử dụng đất, thanh tra đấtđai, hồ sơ địa chính , đăng ký đất đai (ĐKĐĐ), định giá đất và hệ thống thông tin (HTTT)đất đai. Trong đó pháp luật đất đai, quy hoạch sử dụng đất và thanh tra đất đai là nền tảng,cơ sở pháp lý, kinh tế và xã hội của hệ thống. Còn hồ sơ địa chính, ĐKĐĐ, định giá đất vàHTTT đất đai (còn gọi là hệ thống địa chính - HTĐC) là cơ sở kỹ thuật của hệ thống (TônGia Huyên và Nguyễn Đình Bồng, 2007).Quản lý đất đai có lịch sử lâu đời, tuy nhiên khái niệm QLĐĐ hiện đại chỉ được đềcập đến trong những thập niên cuối của thế kỷ XX. Đó là thời điểm công nghệ thông tin cóbước phát triển nhảy vọt, thúc đẩy phát triển nền kinh tế công nghiệp và sự hình thành nềnkinh tế tri thức, làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Trong đó có hệ thốngQLĐĐ của các quốc gia, tiêu biểu như Thụy Điển, Úc, với bản đồ địa chính, ĐKĐĐ, địnhgiá đất và ngân hàng dữ liệu đất đai.Việt Nam là quốc gia đất chật người đông, dân số tăng nhanh và đang trong quátrình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH). Vì vậy việc quản lý chặt chẽ,sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên đất là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Quản lý đấtđai Việt Nam cũng có lịch sử lâu đời. Trong quá trình đổi mới, ngành QLĐĐ đã đạt đượcnhững thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), củng cốquốc phòng an ninh và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay tài nguyên đất đai vẫn chưađược quản lý và khai thác hợp lý; sử dụng còn lãng phí và kém hiệu quả; ở nhiều nơi đất đaibị suy thoái, ô nhiễm và phá hoại đến mức báo động; nguồn thu ngân sách từ đất chưa tươngxứng với tiềm năng của tài nguyên đất. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là HTĐCtrong QLĐĐ của Việt Nam còn nhiều bất cập: BĐĐC chưa được lập hoàn chỉnh, những nơiđã đo thì không đồng nhất về hệ tọa độ và các yếu tố thể hiện trên bản đồ; các loại sổ sáchlập không đầy đủ; công tác ĐKĐĐ cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất (QSDĐ),định giá đất, thông tin đất đai còn nhiều tồn tại chưa đáp ứng được yêu cầu QLĐĐ theohướng chính quy, hiện đại.Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An có lịch sử hình thành và phát triển trên 200 năm, vớitổng diện tích tự nhiên là 104,98 km2, dân số là 282.981 người. Chính phủ đã xác địnhchức năng của thành phố Vinh là đầu tàu tăng trưởng và giải quyết các nhiệm vụ trọng yếuvề phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An và của vùng Bắc Trung bộ; trung tâm đào tạo nguồnnhân lực và trọng điểm về khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao và y tế của vùng BắcTrung Bộ. Dự báo đến năm 2015 diện tích được mở rộng xấp xỉ 200 km2, năm 2020 là 2501km2; dân số năm 2015 là 450.000 người và năm 2025 là 800.000 người. Ngày 5/9/2008,Thủ tướng Chính phủ cũng đã công nhận thành phố Vinh là đô thị loại I trực thuộc tỉnhNghệ An (Thủ tướng Chính phủ, 2008).Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hoá tại thành phố Vinh đã diễn ra mạnhmẽ. Thị trường bất động sản (TTBĐS) hết sức sôi động, giá đất thị trường thay đổi rấtnhanh, nhất là các vị trí đất có khả năng sinh lợi. Quyền sử dụng đất thực sự đã trở thànhnguồn lực quan trọng, nguồn vốn lớn nhất để đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng,đường giao thông, các công trình quan trọng phục vụ cho việc phát triển kinh tế và lợi íchcủa cộng đồng. Tuy nhiên, do tốc độ đô thị hóa diễn ra quá nhanh đã vượt quá khả năngđáp ứng của các bộ máy quản lý, các hệ thống cơ chế chính sách không theo kịp nhu cầucủa sự phát triển, quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố đã phát sinh nhiều bấtcập đó là công tác đăng ký và cấp GCN QSDĐ chưa hoàn thành; cơ sở dữ liệu lạc hậu, thịtrường đất đai chưa được quản lý chặt chẽ; HTTT đất đai mới bước đầu thiết lập và hiệuquả hoạt động còn kém; công tác lập và quản lý quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức,chưa tạo được quỹ đất sạch phục vụ cho việc phát triển KTXH và thu hút đầu tư.Tồn tại trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân khách quan là doHTĐC của của thành phố Vinh chưa đáp ứng yêu cầu QLĐĐ hiện đại trong thời kỳ CNHHĐH. Để tập trung thu hút nguồn lực từ bên ngoài và phát huy tiềm năng của đô thị trung tâmkinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ, thành phố Vinh cần tiếp tục đổi mới và nâng cao năng lựccủa hệ thống QLĐĐ. Trong đó việc phát triển một HTĐC hiện đại phục vụ đa mục tiêu và chiasẻ thông tin hiệu quả là rất quan trọng. Muốn vậy cần bắt đầu từ việc trả lời các câu hỏi: (1)Thực trạng hệ thống địa chính hiện nay ra sao? So với yêu cầu của hệ thống địa chính hiện đạicòn tồn tại gì?; (2 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: