Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án thực hiện với mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng và tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thạch Thất - thành phố Hà Nội, đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp huyện Thạch thất theo hướng bền vững. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Thạch Thất, thành phố Hà NộiBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNTHỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNGUYỄN VĂN HÙNGNGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐẤT NÔNG NGHIỆPHUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘICHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAIMÃ SỐ: 62 85 01 03TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨHÀ NỘI - 2015Công trình hoàn thành tại:HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNgười hướng dẫn: 1. PGS.TS. NGUYỄN HỮU THÀNH2. TS. NGUYỄN QUANG HỌCPhản biện 1:PGS.TS. Nguyễn Thị VòngHọc viện Nông nghiệp Việt NamPhản biện 2:PGS.TS. Lê Thái BạtHội Khoa học đấtPhản biện 3:TS. Nguyễn Văn ToànViện Nghiên cứu Quy hoạch nông nghiệp, nông thônLuận án được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại:Học viện Nông nghiệp Việt NamVào hồigiờ, ngàythángnămCó thể tìm hiểu luận án tại thư viện:- Thư viện Quốc gia Việt Nam- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt NamMỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiĐất đai là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, làthành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn xây dựng và phát triểndân sinh, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Không có đất thì không thể sản xuất cũngkhông có sự tồn tại của con người và đất có vị trí đặc biệt quan trọng với sản xuất nôngnghiệp (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013). Hiến pháp nước CHXHCN ViệtNam tại chương III điều 54 đã xác định Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia,nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật). Tăng trưởngkinh tế của Việt Nam diễn ra với tốc độ rất nhanh và từ đó làm tăng áp lực đối với tàinguyên đất đai dẫn tới nhu cầu phải điều chỉnh lại cách tiếp cận đối với công tác quản lývà sử dụng đất để hỗ trợ tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, hài hòa trong xu thế hộinhập kinh tế quốc tế nhằm phát triển đất nước một cách bền vững.Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài người. Mụctiêu hiện nay của loài người là phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp bền vững cả vềkinh tế, xã hội và môi trường. Để thực hiện mục tiêu trên cần bắt đầu từ việc nâng caohiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp, bảo vệ một cách khôn ngoan tài nguyên đất cònlại cho một nền sản xuất nông nghiệp bền vững (Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền, 1996).Trong 20 năm qua, nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, gópphần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nông nghiệp cơ bản đã chuyểnsang sản xuất hàng hoá, phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá (bình quân năm5,5%/năm), sản lượng lương thực tăng 5%/năm, gấp hơn 2 lần tỷ lệ tăng dân số. Theocông bố của Tổng Cục thống kê, năm 2012, giá trị sản xuất nông nghiệp của Việt Namđạt 587.792,7 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), đóng góp 21,5% tổng GDP của cảnước. Sản xuất nông nghiệp không những đảm bảo an toàn lương thực quốc gia mà cònmang lại nguồn thu cho nền kinh tế với việc tăng hàng hóa nông sản xuất khẩu. Kimngạch xuất khẩu hàng nông lâm sản năm 2012 đạt 17.695,2 triệu USD chiếm 15,5% kimngạch xuất khẩu cả nước. Tuy nhiên, xét trên tổng thể, nền nông nghiệp nước ta vẫn phảiđang đối mặt với hàng loạt các vấn đề như: sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, năng suấtchất lượng hàng hóa thấp, khả năng hợp tác liên kết cạnh tranh yếu, sự chuyển dịch cơcấu chậm. Trong điều kiện các nguồn tài nguyên để sản xuất có hạn, diện tích đất nôngnghiệp ngày càng bị thu hẹp do sức ép của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sựgia tăng dân số thì mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là hết sức cầnthiết, tạo ra giá trị lớn về kinh tế đồng thời tạo đà cho phát triển nông nghiệp bền vững.Huyện Thạch Thất nằm ở phía Tây của thành phố Hà Nội, là vùng bán sơn địa vớidiện tích tự nhiên 18.459,05 ha. Những năm qua kinh tế huyện đã có bước chuyển dịchmạnh theo hướng tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp, giảm dần tỉ trọng ngành nôngnghiệp. Hiện nay trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng của nông nghiệp chỉ còn 14,6%; thương mại,dịch vụ chiếm 18,6%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 66,8% (UBNDhuyện Thạch Thất, 2013). Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra ở hầuhết các xã, xu hướng độc canh cây lúa không còn, nhiều mô hình chuyển đổi được áp dụngmang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này vẫn hoàn toàn mang tínhtự phát, tiềm ẩn nhiều rủi ro thiếu tính bền vững. Vì vậy, định hướng sử dụng bền vững đấtnông nghiệp là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội củahuyện. Xuất phát từ tình hình thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiêncứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Thạch Thất - thành phố Hà Nội”.12. Mục tiêu nghiên cứu- Đánh giá thực trạng và tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.- Đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp huyện Thạch thất theo hướng bền vững.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài3.1. Về kh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: