Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu sự thay đổi tính chất cơ lý của các loại đất tàn - sườn tích ở Tây Nguyên khi mưa lũ kéo dài có ảnh hưởng đến sự ổn định của sườn dốc cạnh đường ô tô

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 827.39 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt luận án Tiến sĩ "Nghiên cứu sự thay đổi tính chất cơ lý của các loại đất tàn - sườn tích ở Tây Nguyên khi mưa lũ kéo dài có ảnh hưởng đến sự ổn định của sườn dốc cạnh đường ô tô" nghiên cứu đặc điểm biến đổi độ bền của các loại đất tàn - sườn tích ở Tây Nguyên, trong điều kiện khô (vào mùa khô) và ngấm nước bão hoà (trong mùa mưa), để có cơ sở đánh giá ổn định của các đồi đất bên đường và cung cấp những số liệu cần thiết để bạn đọc tham khảo sử dụng khi xây dựng các tuyến đường giao thông ở Tây Nguyên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu sự thay đổi tính chất cơ lý của các loại đất tàn - sườn tích ở Tây Nguyên khi mưa lũ kéo dài có ảnh hưởng đến sự ổn định của sườn dốc cạnh đường ô tô -1- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tây Nguyên Việt Nam bao gồm các tỉnh: Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai,KonTum. Tây Nguyên là một vùng đất giàu tiềm năng phát triển. Sự nghiệp công nghiệp hoá vàhiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng đòi hỏi phải xâydựng nhiều tuyến đường giao thông xuyên tỉnh như: - Đường Hồ Chí Minh, nối dài qua các tỉnh Tây Nguyên, một tuyến đường không chỉ có ýnghĩa chiến lược trong sự nghiệp CNH - HĐH, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốcphòng khu vực miền Trung và Tây Nguyên, mà còn là một tuyến đường lịch sử, gắn liền với sựnghiệp giải phóng đất nước. - Quốc lộ 14 chạy dài từ Quảng Nam, qua KonTum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, đếnTp.HCM. - Quốc lộ 19 nối từ Pleiku (Gia Lai) với Quy Nhơn. - Quốc lộ 24 nối liền giữa KonTum đến Ba Tơ (Quảng Ngãi). - Quốc lộ 25 nối từ Pleiku (Gia Lai) với Tuy Hòa (Phú Yên). - Quốc lộ 26 nối Đăk Lăk (Buôn Mê Thuộc) đi Nha Trang (Khánh Hoà). - Quốc lộ 27 nối từ Đà Lạt (Lâm Đồng) với Đăk Lăk (Buôn Mê Thuộc). - Quốc lộ 28 nối từ Đà Lạt (Lâm Đồng) với Đăk Nông. - Quốc lộ 40 nối Xayden-Antoum (Lào), cửa khẩu Pờ Y với Quốc lộ 14. Nhiều tuyến đường nối liền tỉnh lỵ đến các huyện lỵ và các vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiềuđồng bào dân tộc sinh sống. Ngoài ra, còn có nhiều tuyến giao thông phục vụ xây dựng các côngtrình thủy lợi, thủy điện ở các tỉnh Tây Nguyên. Các tuyến đường ô-tô chạy ven theo các chân đồi hoặc các đèo cao được hình thành bởi cácloại đất có nguồn gốc khác nhau. Về mùa mưa, sau những trận mưa lớn kéo dài, thường gâynhững hiện tượng trượt các đồi đất bên đường, gây ảnh hưởng tắt nghẽn giao thông, cần phải cóthời gian dài và kinh phí để khắc phục. Một trong những nguyên nhân gây ra sự cố nêu trên chủ yếu là do mưa lũ kéo dài làm cho độbền của khối đất bên đường thay đổi gây ra sự chuyển vị lớn dẫn đến sạt lở. Do đó đề tài đượcchọn là: Nghiên cứu sự thay đổi tính chất cơ lý của các loại đất tàn – sườn tích ở Tây Nguyênkhi mưa lũ kéo dài có ảnh hưởng đến sự ổn định của sườn dốc cạnh đường ô tô. 2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm biến đổi độ bền của các loại đất tàn - sườn tíchở Tây Nguyên, trong điều kiện khô (vào mùa khô) và ngấm nước bão hoà (trong mùa mưa), để có -2-cơ sở đánh giá ổn định của các đồi đất bên đường và cung cấp những số liệu cần thiết để bạn đọctham khảo sử dụng khi xây dựng các tuyến đường giao thông ở Tây Nguyên. - Đối tượng nghiên cứu: Thay đổi tính chất cơ lý của các loại đất tàn - sườn tích chủ yếuthường gặp ở Tây Nguyên có liên quan đến ổn định bờ đốc bằng đất. - Phạm vi nghiên cứu: Sự ổn định bờ dốc cạnh đường giao thông còn chịu ảnh hưởng rungđộng của các phương tiện giao thông trên đường. Trong luận án chỉ nghiên cứu sự giảm độ bềncủa đất do thời tiết mưa lũ kéo dài ảnh hưởng đến hệ số an toàn ổn định của bờ dốc, không xét đếnảnh hưởng rung động của các phương tiện giao thông trên đường.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài a) Nghiên cứu thí nghiệm xác định được đặc điểm biến đổi dung trọng tự nhiên (Wvà cácthông số chống cắt (C) theo độ ẩm (W) từ mùa khô đến mùa mưa của bốn loại đất tàn - sườntích thường gặp ở Tây Nguyên. Đó là các loại tàn-sườn tích thuộc vỏ phong hóa trên đá Bazan, đáxâm nhập Granite, đá Trầm tích lục nguyên và đá Biến chất. b) Tính toán, so sánh và xác định được: Hệ số ổn định chống trượt cho cùng một mái dốcđược tính theo phương pháp cung tròn Bishop (thông qua phần mềm Geo – Slope) và tính theophương pháp cung tròn cải tiến của M.Н. Голbдштейн và Г.Ц. Тер-cтепанян có giá trị xấp xỉnhau. NCS đã chọn phương pháp cung tròn cải tiến của M.Н. Голbдштейн để tính toán xác địnhchiều cao giới hạn của mái dốc (h) theo độ dốc (1:m) của mái dốc, theo hệ số ổn định K được địnhtrước. c) Sử dụng số liệu nghiên cứu được ở mục a, áp dụng phương pháp tính toán ở mục b, vớihệ số an toàn theo quy phạm là k=1.40, NCS đã tính toán được chiều cao giới hạn (h) theo độ dốc(1:m) và độ ẩm (W) khác nhau của đất trong mái dốc đối với bốn loại đất tàn - sườn tích đượcnghiên cứu ở Tây Nguyên. d) Kết quả nghiên cứu cung cấp những số liệu cần thiết để bạn đọc tham khảo khi thiết kếhoặc xem xét tình trạng ổn định của các bờ dốc thực tế có chiều cao (h) và độ dốc (1:m) khácnhau theo mùa khô và mùa mưa của bốn loại đất thường gặp ở Tây Nguyên.4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu các lý thuyết có liên quan đến phương pháp tính toán ổn định mái dốc vàphương pháp thí nghiệm xác định các đặc trưng cơ lý của đất. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: